Liên Hệ | English
Danh Mục
Giới thiệu
Phổ biến kiến thức
Tư vấn
Cuộc sống sau điều trị
Bệnh học ung thư
Dịch vụ y tế
Ung thư trẻ em
Công trình nghiên cứu
Diễn dàn
Tin tức & Sự kiện
Hợp tác
Liên hệ
Đường dây nóng
Liên Kết Website
Tìm kiếm
 
Counter engine
HTML Hit Counters
Giới thiệu

Những vấn đề về răng và miệng của bạn

Nghiên cứu chỉ rõ rằng: nhiều người vừa được điều trị ung thư đã phát sinh những vấn đề về răng và miệng của họ.


Tia xạ vào đầu và cổ có thể là nguyên nhân của vấn đề về răng và lợi của bạn; nó có thể ảnh hưởng đến lớp phủ mềm (lớp niêm mạc) và độ ẩm trong miệng bạn; những tuyến sản xuất ra nước bọt và xương hàm. Nó có thể gây ra:

- Miệng khô

- Sâu răng và những vấn đề khác

- Mất hoặc thay đổi cảm nhận vị giác

- Miệng và lợi đau

- Nhiễm khuẩn miệng

- Cứng hàm hoặc biến đổi của xương hàm

         Nếu bạn đã từng được điều trị bằng một số loại hóa trị liệu, bạn có thể gặp nhiều vấn đề tương tự.

         Một số vấn đề mất đi sau khi điều trị, một số khác tồn tại một thời gian dài, trong đó một số biến đổi không bao giờ hết được. Một số vấn đề có thể phát triển trong vòng vài tháng đến vài năm sau khi việc điều trị của bạn đã kết thúc.

Ai gặp phải những vấn đề này?

* Hầu hết những người đã điều trị tia xạ vào vùng đầu và cổ

* Phần lớn những người đã được ghép tủy xương

* Cứ khoảng 2 trong số 5 người đã điều trị bằng hóa học trị liệu

Nhận sự giúp đỡ về những vấn đề miệng hoặc răng của bạn

         Nếu bạn thấy những vấn đề này tồn tại dai dẳng sau khi điều trị ung thư kết thúc, hãy nói với bác sĩ của bạn về:

* Cái gì có thể là nguyên nhân của những vấn đề này

* Những cách làm hạn chế sự đau miệng

* Hãy đi khám bác sĩ chuyên khoa răng ngay sau khi bạn kết thúc đợt điều trị. Hãy hỏi bác sĩ về:

- Thường khoảng bao lâu bạn cần phải đi kiểm tra răng và miệng

- Những cách tự chăm sóc răng miệng

Những lời khuyên để phòng ngừa và làm hết những vấn đề răng miệng

Giữ ẩm miệng

- Uống nhiều nước

- Ngậm những miếng đá nhỏ

- Nhai kẹo cao su ít đường hoặc ngậm kẹo cứng không đường

- Sử dụng chất thay thế nước bọt để giúp giữ ẩm cho miệng

Giữ sạch miệng

- Đánh răng, lợi và lưỡi thật nhẹ nhàng với loại bàn chải mềm nhất sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ.

         Nếu bàn chải làm bạn đau thì hãy nhúng vào nước ấm cho lông bàn chải mềm hơn.

- Sử dụng loại kem đánh răng có fluor nhẹ (như loại dành cho trẻ em) và nước súc miệng không cồn.

- Hàng ngày dùng sợi tơ để xỉa răng. Nếu lợi của bạn bị chảy máu hoặc bị đau, nên tránh những vùng đang chảy máu hoặc đau nhức, nhưng vẫn có thể tiếp tục với những răng khác.

- Súc miệng vài lần mỗi ngày bằng một dung dịch gồm 1/4 thìa cà phê soda hòa tan với 1/8 thìa cà phê muối trong một cốc nước ấm. Sau đó súc miệng lại bằng nước sạch.

- Nếu bạn đeo răng giả, hãy cọ rửa, súc nước sạch sẽ sau mỗi bữa ăn. Hãy để bác sĩ nha khoa của bạn kiểm tra bộ răng giả để đảm bảo chắc chắn là nó vẫn phù hợp với bạn.

Nếu miệng bạn có chỗ đau, hãy nhớ là tránh ăn những thứ như:

- Đồ ăn sắc nhọn, cứng và giòn như: khoai tây chiên, những thứ đó sẽ làm xước và rách miệng bạn.

- Những đồ ăn nóng, chất kích thích hoặc có độ acid cao như các loại quả, nước ép quả giống cam, quýt, chúng có thể làm rát miệng bạn.

- Những đồ ăn ngọt như kẹo hoặc soda có thể là nguyên nhân của những vết loét trong miệng bạn.

- Tăm xỉa răng (tăm có thể làm rách miệng bạn)

- Tất cả các loại thuốc lá

- Uống rượu

Nếu bạn bị cứng hàm:

- Ba lần một ngày tập há miệng rộng hết cỡ có thể nhưng không làm bạn đau, sau đó ngậm miệng lại, lặp lại 20 lần.

CREDCA

Giới thiệu chung

1/16/2024 12:34:07 AM
<p><strong>Chuyen cua chau Nguyen Ngoc Khanh</strong></p>
<p>Anh <strong>Đặng Đ&igrave;nh Thiết</strong><br/>(ảnh chụp năm 2006)</p>
<p><strong>Sach da xuat ban</strong></p>
<p><strong>Sach da xuat ban</strong></p>
<p><strong>Sach da xuat ban</strong></p>
<p><strong>Sach da xuat ban</strong></p>
<p><strong>Sach da xuat ban</strong></p>
<p><strong>Sach da xuat ban</strong></p>