Liên Hệ | English
Danh Mục
Giới thiệu
Phổ biến kiến thức
Tư vấn
Cuộc sống sau điều trị
Bệnh học ung thư
Dịch vụ y tế
Ung thư trẻ em
Công trình nghiên cứu
Diễn dàn
Tin tức & Sự kiện
Hợp tác
Liên hệ
Đường dây nóng
Liên Kết Website
Tìm kiếm
 
Counter engine
HTML Hit Counters
Giới thiệu

Tìm hiểu về ung thư vú

ĐẠI CƯƠNG


          Ung thư vú là bệnh chủ yếu ở phụ nữ. Chỉ 1% các ung thư vú xuất hiện ở nam giới. Ung thư vú xảy ra chủ yếu ở các nước phát triển phương Tây. Mỗi năm trên nửa triệu phụ nữ phát sinh ung thư vú trên toàn cầu, với 50% các trường hợp này xảy ra ở Bắc Mỹ và các nước châu Âu, chiếm gần 20% toàn bộ phụ nữ.

Tại Hoa Kỳ, năm 2004 có 212.000 trường hợp ung thư vú mới mắc và 39.000 trường hợp chết do ung thư vú. Ước tính ung thư vú chiếm 32% ung thư ở phụ nữ và chiếm 15% tỷ lệ tử vong ở phụ nữ nói chung. Tại Anh ung thư vú cũng là loại ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ. Có khoảng 150.000 phụ nữ có ung thư vú hoặc đã được mổ ung thư vú. Số các trường hợp ung thư vú mới ở phụ nữ Anh và xứ Wales là 28.812 trong năm 1990, với 13.634 tử vong. Tại Anh, các phụ nữ có nguy cơ trong đời mắc ung thư vú là 1/12 người, tại Mỹ nguy cơ này lớn hơn (1/9 người). Số các trường hợp mới mắc hàng năm đang tăng. Vì vậy ung thư vú ở các nước này trở thành một vấn đề sức khoẻ quan trọng.

Ở Việt nam, ung thư vú là loại ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ. Ở miền Bắc Việt nam, ung thư vú đứng hàng đầu trong các bệnh ung thư ở phụ nữ. Ở miền nam Việt nam, ung thư vú đứng hàng thứ hai sau ung thư cổ tử cung. Theo ghi nhận ở một số vùng sinh thái giai đoạn 2001 - 2003, ung thư vú có tỷ lệ mắc chuẩn theo tuổi là 33,7/100.000 dân ở Hà nội, 10,4/100.000 dân ở Thái nguyên, 9,0/100.000 dân ở Hải phòng, 11,5/100.000 dân ở Huế, 21,9/100.000 dân ở Cần thơ. Tại thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 1995 - 1998, tỷ lệ này là 13,6/100.000 dân.

Nguyên nhân của ung thư vú chưa được biết rõ. Một loạt các yếu tố xã hội, di truyền và môi trường hình như liên quan với nhau.


GIẢI PHẪU VÀ NHỮNG THAY ĐỔI CỦA VÚ BÌNH THƯỜNG


Vú là gì?

          Vú bao gồm các tuyến và mô mỡ nằm trên các cơ ngực của thành ngực trải dài từ xương sườn thứ hai đến xương sườn thứ sáu. Ở phía trước vú trải dài từ xương ức tới đường giữa dưới hố nách. Có một phần hình tam giác kéo dài về phía hõm nách và được gọi là đuôi nách.

Các tuyến của vú sản xuất ra sữa sau khi người phụ nữ đẻ con.

Mỗi tuyến vú cũng được gọi là tiểu thuỳ (thuỳ nhỏ) và nhiều tiểu thuỳ tạo nên một thuỳ tuyến.

Mô vú sản xuất sữa gồm 12 đến 20 thuỳ tuyến trong mỗi vú.

Sữa đi từ các thuỳ tuyến qua các ống nhỏ dẫn đến các xoang dẫn sữa, các xoang này đổ vào nhiều vị trí trên núm vú. Nếu các ống này bị tắc vì một lý do nào đó, chúng có thể giãn rộng thành các xoang được gọi là các nang. Các ống cùng với các tiểu thuỳ được gọi là đơn vị ống tận - tiểu thuỳ. Ung thư vú phát sinh từ các đơn vị ống tận tiểu thuỳ này.

Các tuyến và ống tuyến trở nên lớn hơn khi chứa đầy sữa, tuy nhiên mô tạo nên kích thước và hình dạng của vú là mô mỡ.

Cũng có các mạch máu và mạch bạch huyết trong vú.

Bạch huyết là một sản phẩm dịch trong từ vú đi ra để đến các hạch bạch huyết.

Hạch bạch huyết là một khối mô hình hạt đậu nhỏ có chức năng lọc và làm trong dịch bạch huyết.

Hầu hết các hạch bạch huyết thu nhận dịch từ vú nằm ở hố nách.

Vú có chức năng gì?

Chức năng đầu tiên của vú là sản xuất ra sữa sau khi có mang.

Mặc dù có thể nó không bao giờ có chức năng này, vú chuẩn bị liên tục cho quá trình sinh sữa.

Tất cả những gì bạn ăn, hít vào hoặc tiêm vào cơ thể đều sẽ xuất hiện trong dịch vú sau 3 tới 5 phút.

Trong đời người phụ nữ, vú luôn luôn chuẩn bị cho việc sản xuất sữa. Khi có điều gì đó trở nên bất thường trong việc chế tiết và tái hấp thu (hút lại) ổn định của chất dịch này, có thể xảy ra những biến đổi lành tính của vú.

          Vú được hình thành từ các tuyến tiết sữa, thành phần sản xuất sữa của vú. Nó được vây quanh bởi mỡ và nâng đỡ bởi mô xơ. Các ống từ các tuyến này dẫn vào những ống lớn hơn bắt nguồn từ núm vú. Cấu trúc này có thể so sánh với một cây với thân cây tạo thành hệ thống ống chính và lá tạo thành hệ thống ống và tiểu thuỳ tuyến. Ở hệ thống ống của các tuyến trong vú diễn ra những  thay đổi gây nên các bệnh lành tính và ung thư vú.

Các hạch bạch huyết trong hố nách và dưới xương ức hoạt động như hệ thống dẫn lưu cho vùng vú. Các hạch bạch huyết này hoạt động như những hệ thống lọc ung thư của vú.

Vú thay đổi như thế nào khi người ta trở nên già hơn

          Khi người phụ nữ trở nên già đi, có những thay đổi trong vú. Bằng sự hiểu biết vú thay đổi như thế nào trong đời sống của người phụ nữ, chúng ta có thể hiểu được những thay đổi xảy ra trong bệnh vú.

Dậy thì

Khi bắt đầu hành kinh, vú cũng bắt đầu phát triển và thành thục. Một hình đĩa nhỏ mô vú và quầng vú bắt đầu phát triển. Vú được hình thành chủ yếu từ mô mỡ và mô xơ để nâng đỡ các tuyến sản xuất sữa (tiết sữa).

Chu kỳ kinh

Vú bắt đầu phát triển khi người phụ nữ bắt đầu hành kinh cùng với việc sản xuất ra các nội tiết tố estrogen và progesteron. Mỗi tháng do sự kích thích của các nội tiết tố này, cơ thể người phụ nữ chuẩn bị cho việc có mang. Không phải chỉ có tử cung chuẩn bị mà vú cũng chuẩn bị cho việc có mang có thể xảy ra.

Khi việc có mang không xảy ra, lớp bề mặt phía lòng tử cung (còn gọi là nội mạc bong ra (biểu hiện bằn kinh nguyệt) nhưng ở vú không thể xảy ra như thế. Điều đó dẫn đến những thay đổi trong mô vú và có thể gây nên các cục ở vú gây đau.

Có mang

Khi chuẩn bị cho việc sản xuất ra sữa, các ống tuyến vú giãn rộng. Vú sẽ tăng kích thước lên khoảng một phần ba. Sau khi có mang hoặc cho con bú, vú thường trở lại kích thước bình thường như trước đó. Đôi khi vú có thể trở nên nhỏ hơn trước khi có mang.

Mãn kinh

Khi vú không còn bị kích thích bởi các nội tiết tố estrogen và progesteron, nó bắt đầu giảm kích thước. Điều này có thể do mãn kinh tự nhiên hay mãn kinh gây nên do phẫu thuật. Trong mãn kinh do phẫu thuật, hai buồng trứng có thể được cắt bỏ trước tuổi mãn kinh bình thường có thể xảy ra. Khi điều đó xảy ra, mô mỡ trong vú có thể dễ dàng mất đi.

 

UNG THƯ VÚ

Một số loại tế bào khác nhau có trong vú bình thường, tất cả các tế bào này có thể thực hiện các chức năng bình thường. Trong bệnh ung thư, các tế bào vú trở nên bất thường, chúng sinh sản với tỷ lệ không kiểm soát được và tạo nên các hình thái phát triển không đều, không có chức năng thực thụ nào trừ sự phát triển. Các tế bào ung thư có tỷ lệ sinh sản cao hơn nhiều so với sự phát triển của các tế bào bình thường. Các tế bào ung thư không chỉ sinh sản ở vú mà cũng có thể lan tràn ra các phần khác của cơ thể. Sự lan tràn này được gọi là di căn.

          Do sinh sản không kiểm soát được, các tế bào ung thư có thể chiến thắng các tế bào bình thường và có thể làm cản trở chức năng của các tế bào bình thường. Khi các tế bào ung thư  phát triển không kiểm soát được, chúng có thể lấn át cơ thể và gây chết người.

Ung thư vú phát triển ở đâu?

          Các tuyến chế sữa là các thành phần sản xuất sữa của vú. Các đơn vị mô có chức năng sản xuất sữa được gọi là đơn vị ống tận - tiểu thuỳ (ống tận cùng - tiểu thuỳ tuyến). Trong vùng này các tế bào trở nên bất thường và có thể tiến triển thành ung thư vú.

Giai đoạn tiền lâm sàng của ung thư vú là gì?

          Ung thư vú không phát triển qua một đêm, mà là sự thay đổi hình thái phát triển vú bình thường. Thời gian cần cho một ung thư phát triển đến khi nó có thể được tìm thấy bằng bất kỳ phương tiện nào (chụp vú hoặc khám lâm sàng) được gọi là giai đoạn tiền lâm sàng của ung thư vú.

Điều gì xảy ra trong các tế bào vú khiến nó trở thành ung thư?

     Đơn vị tận cùng của tuyến tiết sữa bình thường chỉ có một hàng tế bào. Các tế bào này thường bị kích thích trong chu kỳ kinh của phụ nữ. Vì những lý do không được biết rõ, các tế bào này bị kích thích để phát triển nhanh hơn.

     Trong giai đoạn đầu của sự tiến triển, các tế bào phát triển nhanh hơn nhưng có hình thái bình thường. Biến đổi này gọi là quá sản hay bệnh tăngsinh của vú. Nếu bệnh được tìm thấy trên một sinh thiết vú, nguy cơ người phụ nữ bị ung thư vú trong 25 năm tới tăng 1,5 phần trăm.

     Trong giai đoạn thứ hai của sự phát triển ung thư vú, các tế bào không chỉ phát triển nhanh hơn mà bắt đầu phát triển dưới hình thái không đều. Giai đoạn này được gọi là quá sản không điển hình hoặc bệnh tăng sinh không điển hình. Khi xuất hiện, nó làm tăng nguy cơ phát sinh ung thư vú lên khoảng ba lần nguy cơ bình thường.

     Trong giai đoạn tiếp theo, các tế bào tiếp tục phát triển bất thường và trở thành một ung thư thực sự. Trong giai đoạn này các tế bào ung thư "chưa biết" đi như thế nào qua thành của nó. Loại ung thư này được gọi là ung thư tại chỗ (nội ống).

     Giai đoạn cuối cùng của sự tiến triển được gọi là ung thư vú xâm nhập. Trong giai đoạn này ung thư không những phát triển qua thành của các ống tuyến vú (qua một màng mỏng được gọi là màng đáy) mà còn xâm nhập các cấu trúc vú, bao gồm cả các mạch máu và bạch mạch. Trong giai đoạn này, ung thư còn lan tràn qua các vùng khác của cơ thể.

Loại ung thư vú nào có thể phát triển?

          Các tế bào ung thư vú có thể phát triển từ các tế bào phủ các ống (ung thư biểu mô ống) hoặc các tiểu thuỳ (ung thư biểu mô tiểu thuỳ)

Ung thư vú là gì?

          Ung thư xảy ra khi các tế bào trong vú bắt đầu phát triển vượt ra khỏi sự kiểm soát của cơ thể và có thể xâm nhập vào mô xung quanh.

Tập hợp các tế bào phát triển ngoài sự kiểm soát của cơ thể này tạo nên một khối u.

Tuy nhiên một số u không phải là ung thư vì nó không thể lan tràn và gây nguy hiểm đến tính mạng. Các u này được gọi là các u lành.

Các u lành tính không phải là ung thư:

     U lành hiếm khi đe doạ đến tính mạng.

     Thông thường, các u lành có thể được cắt bỏ, và không bao giờ phát triển trở lại.

     Các tế bào từ các u lành không bao giờ lan tràn ra các mô xung quanh chúng hoặc tới các phần khác của cơ thể.

Các u ác tính là ung thư

     Các u ác tính nói chung nghiêm trọng hơn các u lành. Chúng có thể đe doạ đến tính mạng.

     U ác tính thường có thể cắt bỏ, nhưng chúng thường bị tái phát.

     Các tế bào từ các u ác tính có thể xâm nhập và phá huỷ các mô xung quanh và các cơ quan. Các tế bào ung thư có thể tách rời khỏi một khối u ác tính và đi vào dòng máu hoặc hệ thống bạch huyết. Đó là lý do vì sao các tế bào ung thư từ một ung thư ban đầu (u nguyên phát) để tạo thành các u mới trong các cơ quan khác. Sự lan tràn của ung thư được gọi là di căn.

Khi các tế bào ung thư đi vào hệ thống bạch huyết, chúng có thể được tìm thấy trong các hạch bạch huyết quanh vú, đặc biệt là các hạch nách.

Các tế bào ung thư cũng có thể di chuyển đến các cơ quan khác qua hệ thống bạch huyết hoặc đường máu. Khi các tế bào ung thư lan tràn (di căn), u mới (u thứ phát hay di căn) được hình thành có cùng loại tế bào và cùng tên với u nguyên phát. Ví dụ nếu ung thư vú lan tràn tới xương, các tế bào ung thư ở xương là các tế bào ung thư vú. Bệnh này là ung thư vú di căn, không phải là ung thư xương. Bệnh được điều trị như một ung thư vú, chứ không phải ung thư xương.

Các u có thể lan tràn khắp cơ thể và xâm nhập vào các mô xung quanh được coi ung thư hay còn gọi là u ác tính.

Về lý thuyết, bất kỳ một loại mô nào trong vú cũng có thể trở thành ung thư, nhưng ung thư thường bắt nguồn từ các tuyến và các ống dẫn sữa và được gọi là ung thư biểu mô.

Vì phải mất nhiều tháng đến nhiều năm để một khối u đủ lớn để nhận biết được ở vú, sàng lọc ung thư vú bằng chụp vú có thể phát hiện được các ung thư vú trước khi bệnh biểu hiện rõ.


CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ CỦA UNG THƯ VÚ


Không ai biết được nguyên nhân chính xác của ung thư vú. Bác sĩ không thể cắt nghĩa chính xác vì sao người phụ nữ này bị ung thư vú trong khi người khác không bị. Ung thư vú không lây. Không người nào có thể nhiễm bệnh từ một người khác.

Tuy nhiên các nghiên cứu đã chỉ rõ rằng những người phụ nữ với một số yếu tố nguy cơ dễ phát sinh ung thư hơn những người khác. Yếu tố nguy cơ là cái gì đó làm tăng cơ hội của một người phát sinh bệnh.

Những nguy cơ của ung thư vú bao gồm :

Tuổi

Cơ hội mắc ung thư vú tăng lên khi người phụ nữ trở nên già hơn. Các phụ nữ trên 60 tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao nhất. Bệnh này không phổ biến trước tuổi mãn kinh.

          Nguy cơ phát sinh trung bình với ung thư vú trong thời gian sống là từ 6 đến 10%. Khi người phụ nữ già hơn và nguy cơ phát sinh ung thư vú cao hơn, việc tự khám vú, khám vú do các bác sĩ thực hiện hàng năm và chụp X quang vú trở nên quan trọng hơn ở nhiều nước. Ở Việt nam, chưa thể áp dụng chụp X quang vú sàng lọc hàng loạt để phát hiện sớm ung thư vú, theo kinh nghiệm của chúng tôi, có thể phát hiện sớm ung thư vú bằng tự khám vú, khám vú tại cộng đồng do các bác sĩ thực hiện và chọc hút tế bào bằng kim nhỏ khi phát hiện thấy u vú hoặc tổn thương nghi ngờ.

Dưới đây là liên quan giữa tuổi và nguy cơ ung thư vú:

Nguy cơ của thời gian sống

Tuổi

Nguy cơ phát sinh ung thư vú

 

30

1,5%

 

50

4,0%

 

70

6,0%

Ung thư vú có từ trước

          Nếu người phụ nữ đã có ung thư vú từ trước, nguy cơ phát sinh ung thư vú ở vú đối bên là 0,8%. Nguy cơ thời gian sống toàn bộ phát sinh ung thư vú phụ thuộc vào tuổi khi ung thư vú phát triển và tăng lên khoảng 13% nguy cơ nếu là trước mãn kinh và nguy cơ 3% nếu là sau mãn kinh.

Tiền sử gia đình

          Nguy cơ một người bị ung thư vú cao hơn nếu người mẹ, chị hoặc em gái của họ mắc ung thư vú, đặc biệt ở tuổi trẻ (trước 40 tuổi). Có các người thân khác bị ung thư vú về phía gia đình mẹ hoặc bố cũng có thể tăng nguy cơ ung thư vú. Nghiên cứu tại Mỹ cho biết chỉ 10% các phụ nữ mắc ung thư vú có tiền sử gia đình bị ung thư vú. Nguy cơ liên quan với tuổi của người mẹ (hoặc chị) và một hay hai bên vú bị ung thư.

 

 

Mẹ của bệnh nhân

Nguy cơ thời gian sống

Nguy cơ của bệnh nhân (so với phụ nữ không có lịch sử gai đình ung thư vú)

 

Trước mãn kinh

Sau mãn kinh

Một vú bị ung thư

>3,0 lần 

 >1,5 lần

 

Trước mãn kinh

Sau mãn kinh

Hai vú bị ung thư

>9,0 lần 

>4,0 lần

Các đột biến di truyền của ung thư vú

Có từ 3% đến 10% các ung thư vú có thể liên quan với những thay đổi hoặc trong gen ung thư biểu mô vú 1 (BRCA-1) hoặc gen ung thư biểu mô vú 2 (BRCA-2).

Người phụ nữ có thể thừa kế các đột biến di truyền này từ bố mẹ và cần thử các đột biến này nếu có tiền sử gia đình ung thư vú đặc biệt nặng (nghĩa là nhiều người thân bị ung thư, đặc biệt nếu họ bị ung thư trước 50 tuổi).

Một phụ nữ có mang đột biến này có nguy cơ cao mắc ung thư vú.

Các thành viên trong gia đình có người bị đột biến gen ung thư biểu mô vú cần được thử xem có đột biến này không. Trong các gia đình có nhiều người phụ nữ mắc bệnh, các xét nghiệm di truyền đôi khi có thể chứng minh sự có mặt cảu các thay đổi di truyền. Các cán bộ y tế có thể gợi ý các phương pháp để làm giảm nguy cơ mắc ung thư vú hoặc cải thiện việc phát hiện bệnh ở những phụ nữ có những thay đổi này trong gen của họ.

Một phụ nữ có đột biến một trong hai gen này cần được khám sàng lọc ung thư vú thường xuyên hơn, thậm chí ở một số nước người phụ nữ còn được cắt bỏ vú để làm giảm nguy cơ mắc ung thư vú.

Lịch sử chửa đẻ và kinh nguyệt

     Phụ nữ già hơn khi họ có con đầu lòng, nguy cơ ung thư vú lớn hơn.

     Phụ nữ bắt đầu hành kinh (có kinh nguyệt lần đầu) ở tuổi trẻ (trước tuổi 12), mãn kinh muộn (sau tuổi 55) và không bao giờ có con cũng tăng nguy cơ ung thư vú.

     Phụ nữ được điều trị hormon mãn kinh (hoặc chỉ dùng estrogen hoặc dùng estrogen kết hợp với progestin) trong 5 năm hoặc lâu hơn sau mãn kinh cũng tăng nguy cơ ung thư vú.

     Nhiều nhà nghiên cứu cũng đã tìm hiểu liệu xảy thai hoặc phá thai có ảnh hưởng đến nguy cơ người phụ nữ mắc ung thư vú vào giai đoạn muộn sau này. Những nghiên cứu lớn đã chứng minh rằng không có liên quan giữa xảy thai hoặc phá thai với sự phát sinh ung thư vú.

Chủng tộc

          Nghiên cứu tại Mỹ cho thấy ung thư vú thường xảy ra ở những phụ nữ da trắng hơn so với phụ nữ Mỹ nguồn gốc Latin, châu Á hoặc châu Phi.

Xạ trị thành ngực

          Các phụ nữ bị xạ trị thành ngực (bao gồm cả hai vú) trước tuổi 30 có nguy cơ ung thư  vú tăng (bao gồm cả các phụ nữ được xạ trị để điều trị bệnh Hodgkin). Những nghiên cứu cũng đã chỉ rõ rằng các phụ nữ được xạ trị khi càng trẻ nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn vào giai đoạn muộn của đời sống.

Mật độ vú

          Những phụ nữ già hơn có mô vú đặc hơn (không có mô mỡ) trên hình chụp vú có tăng nguy cơ ung thư vú.

Béo phì sau mãn kinh

          Đến nay ngày càng có nhiều bằng chứng là cân nặng tăng quá mức có thể gây ung thư vú. Có gợi ý là lượng mỡ tiêu thụ có thể là một yếu tố nguy cơ. Không quá 25% calo trong khẩu phần ăn có thể có nguồn gốc từ mỡ. Sau mãn kinh, các phụ nữ béo phì có tăng nguy cơ phát sinh ung thư vú. Bị béo phì có nghĩa là phụ nữ có tỷ lệ mỡ của cơ thể cao một cách bất thường. Vì cơ thể sản xuất một số estrogen (một hormon) trong mô mỡ, những phụ nữ béo phì có mức estrogen trong cơ thể cao hơn những phụ nữ gày. Tăng mức estrogen có thể là lý do làm các phụ nữ béo phì tăng nguy cơ mắc ung thư vú. Một số nghiên cứu cũng chỉ rõ rằng tăng cân sau mãn kinh làm tăng nguy cơ ung thư vú.

Không luyện tập thể lực

          Các phụ nữ không luyện tập thể lực trong đời hình như có tăng nguy cơ ung thư vú. Luyện tập thể lực có thể giúp làm giảm nguy cơ bằng dự phòng tăng cân và béo phì.

Hút thuốc lá

          Không có bằng chứng là hút thuốc lá gây ung thư vú. Tuy nhiên người ta đã tìm thấy là khi một ung thư vú phát sinh ở một phụ nữ hút thuốc lá, bệnh ở giai đoạn muộn hơn và tiên lượng xấu hơn ở những bệnh nhân không hút thuốc lá. Ở Việt nam tỷ lệ phụ nữ hút thuốc lá thấp nên càng khó xác định ảnh hưởng này.

Rượu

          Có nhiều tranh luận về rượu có làm phát sinh ung thư vú hay không. Không tìm thấy liên quan của lượng rượu uống và không xác định được sự liên quan. Nếu có liên quan thì cũng chỉ là liên quan yếu.

Hormon ngoại sinh

          Hormon ngoại sinh là hormon không phải của cơ thể sản xuất ra. Những phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai và sử dụng estrogen sau mãn kinh không làm tăng nguy cơ phát sinh ung thư vú.

Sang chấn tâm lý (stress) và cá nhân

          Sang chấn tâm lý (stress) và tức giận đã được chứng minh là yếu tố ảnh hưởng đến sức khoẻ, chẳng hạn như ung thư có thể liên quan đến xúc cảm.

Bệnh xơ nang và nguy cơ ung thư vú

Bệnh xơ nang là danh từ để chỉ nhiều tổn thương vú lành tính. Mô vú được lấy ra trong hầu hết các sinh thiết vú không phải là ung thư hoặc tổn thương tiền ung thư (tổn thương dẫn đến ung thư). Khoảng 96% tất cả các mô được lấy ra là mô vú lành tính và không có nguy cơ phát sinh thành ung thư vú.

Khi mô tiền ung thư được lấy ra, nó có giá trị như một dấu hiệu cảnh báo với cả bệnh nhân và bác sĩ. Mô này là mô phát triển nhanh hơn (tăng sinh) và có thể phát triển thành các hình thái không bình thường (không điển hình). Nếu có tiền sử gia đình ung thư vú và mô vú được sinh thiết có hình thái tăng sinh hoặc không điển hình, có tăng nguy cơ phát sinh ung thư vú.

Bệnh

Nguy cơ (so với các phụ nữ có mô vú bình thường)

 

Mô vú bình thường

Tăng sinh

Không điển hình

Không có tiền sử gia đình

Không có tăng nguy cơ

>1,5 lần 

>3,0 lần

 

Mô vú bình thường

Tăng sinh

Không điển hình

Có tiền sử gia đình

Không có tăng nguy cơ

>3,5 lần

>8,9 lần

Khi mô vú được tìm thấy là tăng sinh hoặc không điển hình, bệnh nhân và bác sĩ sử dụng thông tin này để làm giảm nguy cơ phát sinh ung thư vú trong tương lai.

Nguy cơ của ung thư vú có thể chia thành các nguy cơ bạn không thể thay đổi được hoặc các nguy cơ có thể thay đổi được.

Một số các yếu tố nguy cơ có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú mà bạn không thể làm thay đổi được như:

     Là phụ nữ (ung thư vú rất hiếm xảy ra ở nam giới),

     Tuổi già 

     Có lịch sử gia đình ung thư vú (có mẹ, chị hoặc con gái bị ung thư vú làm tăng gấp đôi nguy cơ ung thư vú của bạn).

     Có tiền sử bị ung thư vú từ trước.

     Đã bị điều trị tia xạ vùng ngực.

     Bắt đầu hành kinh sớm (trước 12 tuổi).

     Mãn kinh muộn (sau 50 tuổi).

     Không có con hoặc có con khi bạn trên 30 tuổi.

     Có đột biến di truyền làm tăng nguy cơ ung thư vú.

Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ có thể thay đổi được bao gồm:

     Dùng thuốc thay thế hormon (sử dụng lâu dài estrogen với progesteron làm tăng nhẹ nguy cơ ung thư vú).

     Dùng thuốc tránh thai làm tăng rất nhẹ nguy cơ ung thư vú và nguy cơ này mất đi sau khi dùng thuốc trên 10 năm.

     Không cho con bú.

     Uống 2 đến 5 chén rượu một ngày.

     Quá nặng cân, đặc biệt sau tuổi mãn kinh.

     Không luyện tập.

Tất cả các yếu tố nguy cơ có thể làm thay đổi này gần như không quan trọng như tuổi, giới và lịch sử gia đình, nhưng chúng là các yếu tố mà người phụ nữ có thể có thể kiểm soát được, có thể làm giảm nguy cơ phát sinh ung thư vú.

Cũng nên nhớ rằng tất cả các yếu tố này dựa trên cơ sở tương đối và một số người không có các yếu tố nguy cơ này cũng có thể mắc ung thư vú.

Việc sàng lọc chặt chẽ và phát hiện sớm bệnh là vũ khí tốt nhất để làm giảm tỷ lệ tử vong vì bệnh này.

Làm thế nào để dự phòng được ung thư vú?

Các yếu tố nguy cơ quan trọng nhất làm phát sinh ung thư vú không thể được kiểm soát bởi cá nhân.

Có một số yếu tố nguy cơ kết hợp với nguy cơ tăng nhưng không có mối liên quan nguyên nhân và hiệu quả rõ rệt (mối liên hệ nhân quả).

Có một số ít yếu tố nguy cơ có khả năng ảnh hưởng đến sự phát triển của ung thư vú có thể được thay đổi bởi người phụ nữ.

Nếu có thể được, người phụ nữ có thể tránh điều trị hormon thay thế kéo dài, có con trước 30 tuổi, cho con bú, tránh tăng cân bằng việc luyện tập và có chế độ ăn hợp lý, hạn chế uống rượu 1 lần một ngày hoặc ít hơn .

Với những phụ nữ có sẵn nguy cơ cao, nguy cơ phát sinh ung thư vú của họ có thể giảm 50% bằng cách dùng một loại thuốc được gọi là Tamoxifen trong 5 năm.

Tamoxifen có thể có một số tác dụng phụ (như bốc nóng và tiết dịch âm đạo). Các tác dụng phụ này thường không nghiêm trọng và một số tác dụng phụ không phổ biến (như hình thành cục đông máu, tắc mạch phổi, đột quỵ và ung thư tử cung) gây nguy hiểm đến tính mạng.

Tamoxifen không được sử dụng rộng rãi để phòng bệnh, nhưng có thể có lợi trong một số trường hợp.

Có một số tài liệu gợi ý là vitamin A có thể bảo vệ chống ung thư vú nhưng cần có các nghiên cứu tiếp trước khi nó có thể được đưa vào khuyên nên dùng để dự phòng ung thư vú.

Có một số thuốc khác đang được nghiên cứu để dự phòng ung thư vú bao gồm phytoestrogen (estrogen gặp trong tự nhiên với số lượng cao trong đậu tương), vitamin E, vitamin C và các thuốc khác. Những thử nghiệm tiếp về các chất này là cần thiết trước khi chúng được khuyên dùng để để dự phòng ung thư vú.

Ngay bây giờ, điều quan trọng nhất mà bất kỳ người phụ nữ nào cũng có thể làm giảm nguy cơ chết vì ung thư vú là phải học tự khám vú, đi khám vú đều đặn và nếu có điều kiện, chụp X quang (chụp phim) vú .


SÀNG LỌC UNG THƯ VÚ


SÀNG LỌC UNG THƯ NÓI CHUNG LÀ GÌ?

Sàng lọc là phát hiện ung thư ở một người không có bất cứ triệu chứng gì. Sàng lọc có thể giúp phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm. Khi mô bất thường hoặc ung thư được phát hiện ở giai đoạn sớm, nó có thể được chữa khỏi dễ dàng. Vào thời điểm các triệu chứng xuất hiện, ung thư có thể đã bắt đầu lan tràn.

Các nhà khoa học đang cố gắng hiểu rõ hơn những người nào dễ bị một số typ ung thư. Họ cũng cố gắng nghiên cứu những việc chúng ta làm và những vật quanh chúng ta để biết liệu chúng có gây ung thư không. Những thông tin này giúp bác sĩ khuyên ai cần sàng lọc ung thư, xét nghiệm sàng lọc nào cần được sử dụng, và các xét nghiệm sàng lọc cần được tiến hành thường xuyên như thế nào.

Điều quan trọng bạn cần hiểu là bác sĩ của bạn không nhất thiết phải nghĩ là bạn đang mắc ung thư khi họ yêu cầu bạn thực hiện một xét nghiệm sàng lọc nào đó. Các xét nghiệm sàng lọc được yêu cầu khi bạn không có triệu chứng ung thư.

Nếu các xét nghiệm sàng lọc là bất thường, bạn có thể được yêu cầu làm một số xét nghiệm để tìm xem liệu bạn có ung thư hay không.

Với nhiều loại ung thư, nhờ những tiến bộ trong việc sàng lọc ung thư và điều trị, đã có nhiều hứa hẹn trong việc chẩn đoán sớm và tỷ lệ chữa khỏi bệnh cao. Thuật ngữ sàng lọc để chỉ việc sử dụng đều đặn một số phương thức thăm khám hoặc xét nghiệm ở những người không có triệu chứng của một ung thư nhưng có nguy cơ cao với ung thư đó, điều này có nghĩa là họ có một số đặc điểmhay tiếp xúc (phơi nhiễm) được gọi là các yếu tố nguy cơ làm cho họ dễ mắc typ ung thư này hơn so với những người không có các yếu tố nguy cơ này.

Các yếu tố nguy cơ khác nhau với các typ khác nhau của ung thư. Việc cảnh báo các yếu tố nguy cơ này là quan trọng bởi vì: 1) một số các yếu tố nguy cơ có thể bị thay đổi (như hút thuốc và chế đọ ăn), điều này làm giảm nguy cơ phát sinh ung thư kết hợp với các yếu tố này; 2) những người có nguy cơ phát sinh một ung thư có thể thường phải trải qua các biện pháp sàng lọc đều đặn được đề nghị cho typ ung thư này.

Các nhà nghiên cứu đang tiếp tục nghiên cứu các đặc điểm nổi bật hoặc phơi nhiễm nào kết hợp với tăng nguy cơ của các loại ung thư khác nhau, cho phép sử dụng các biện pháp dự phòng, phát hiện sớm và chiến lược điều trị có hiệu quả hơn. Ví dụ trong khi các phụ nữ trên 40 tuổi phải được sàng lọc thường quy ung thư vú, các phụ nữ có nguy cơ cao phát sinh ung thư này phải được bắt đầu quá trình sàng lọc ở tuổi sớm hơn và với số lần sàng lọc lớn hơn. Việc tăng cường theo dõi có thể làm tăng khả năng ung thư được phát hiện ở giai đoạn sớm hơn và được chữa khỏi hoàn toàn.

Phương pháp khám sàng lọc nào là thích hợp?

          Ung thư vú càng được phát hiện sớm thì khả năng chữa khỏi càng lớn. Vì vậy các biện pháp thích hợp nhất là tự khám vú, khám lâm sàng lọc do bác sĩ thực hiện và chụp X quang vú. Ở các nước phát triển, chụp X quang vú được coi là biện pháp hàng đầu.

 

 

TỰ KHÁM VÚ

Tự khám vú là cách quan trọng nhất và có hiệu quả nhất để phát hiện ung thư vú. Trên 90% các trường hợp ung thư vú có thể được phát hiện bằng tự khám vú. Nếu tự khám vú hàng tháng, người phụ nữ có thể phát hiện được các cục u, những thay đổi kín đáo hoặc sự dày lên của vú. Cần nhớ rằng nếu được phát hiện sớm, hầu hết các ung thư vú có thể được chữa khỏi.

Những phụ nữ tự khám vú và tìm thấy ung thư vú có thời gian sống thêm (thời gian sống tính từ sau điều trị) tốt hơn so với những phụ nữ không thực hiện tự khám vú. Vì vậy cần tự khám vú vào 3 - 7 ngày sau khi hành kinh bắt đầu. Nếu tự khám vú trước hành kinh có thể tìm thấy nhiều thay đổi có thể gây hoảng sợ cho bạn.

Nếu người phụ nữ không còn hành kinh đã lâu, nên chọn một ngày có thể nhớ dễ dàng như ngày đầu của tháng để tự khám vú một cách đều đặn.

Tự khám vú như thế nào?

QUAN SÁT VÚ

Đứng hoặc ngồi trước gương. Đầu tiên nhìn vào vú của mình với tay để chống bên cạnh sườn và rồi để hai tay trên đầu. Sau đó để hai tay trên hông và ép mạnh để làm gấp các cơ ngực. Sau đó cúi người về phía trước gương ở tư thế có hay không gấp các cơ ngực. Sau đó quay về các phía có hay không giơ cao cánh tay.

Tìm kiếm gì?

Những thay đổi về kích thước của vú

Bình thường một vú lớn hơn vú bên kia. Cần biết rõ vú nào lớn hơn vì ung thư có thể làm tăng hoặc giảm kích thước của vú. Quan sát để phát hiện bất cứ một thay đổi nào về kích thước.

Thay đổi của bờ vú

Ung thư vú có thể làm thay đổi vùng rìa của vú. Nó làm mất đường rìa bình thường hoặc có thể gây nên chỗ lõm hoặc co kéo da vú (có thể giống như một nếp gấp của cái áo).

Thay đổi của núm vú

Ung thư có thể làm chuyển hướng núm vú về một phía khác hoặc làm tụt núm vú vào trong. Núm vú cũng có thể biểu hiện viêm hoặc loét không khỏi được.

KHÁM BẰNG TAY

Vùng nào của vú cần được khám

Các bờ vú

Bờ dưới       Bờ dưới là đáy của đường nịt vú (áo con)

Bờ trên       Xương đòn và xương vai ở phía trên

Bờ giữa       Một đường kẻ xuống giữa xương ức

Bờ bên        Một đường kẻ xuống từ giữa hố nách bao gồm cả vùng ngoài của chỗ đầy nhất của vú

Vùng nào của ngón tay được sử dụng để sờ nắn vú?

Sử dụng phần phẳng của ba đầu ngón tay giữa. Toàn bộ vùng từ khớp cuối cùng đến đầu tận cùng của ngón tay cần áp sát vào da vú (Hình 14).

Lượng mô vú cần được khám mỗi lần

Ở mỗi điểm khám, dừng lại và di chuyển phần phẳng của các ngón tay trên ba vòng nhỏ, đường kính khoảng hai đốt ngón tay (bằng đồng tiền kim loại). Mỗi vòng phải được sử dụng với các lực ấn khác nhau.

Sử dụng lực ấn như thế nào

U vú có thể xảy ra ở bất cứ độ sâu nào và những u vú di chuyển được có thể bị bỏ sót bởi vì nó dễ dàng bị đẩy ra một vị trí khác. Vì vậy nên sử dụng ba mức độ lực ấn khác nhau để xác định mỗi điểm một cách thận trọng.

Vòng đầu tiên

Sử dụng lực ấn rất nhẹ trong vòng đầu tiên. Lực này đủ để di chuyển da mà không làm di chuyển mô ở dưới. Cần nhớ rằng đè ấn quá mạnh ở vòng đầu tiên có thể làm u vú di chuyển khỏi khu vực khám.

Vòng thứ hai - lực ấn trung bình

Trong vòng thứ hai, ấn nửa độ sâu vào mô vú. Phải đảm bảo ngón tay phẳng và bám sát vào mô vú.

Vòng thứ ba - ấn sâu

Để tìm các cục u vú nằm sâu trong mô vú (hoặc gần thành ngực), ấn mạnh đến mức bạn cảm thấy khó chịu ở vòng thứ ba. Phần lớn phụ nữ có thể sờ thấy xương sườn trong lần ấn sâu cuối cùng này.

Khám vú ở tư thế như thế nào

TƯ THẾ KHÁM THỨ NHẤT

Khi bạn nằm ở tư thế lưng phẳng, phần lớn mô vú xệ xuống phía cạnh. Đây là vị trí khó khám nhất khi bạn nằm phẳng lưng. Khó khăn vì khoảng một phần tư mô vú nằm ở phía trên ngoài của vú.

Để tư thế để khám vùng này của vú sao cho mô vú dàn đều trên khung xương sườn của bạn. Xoay nghiêng mình và co chân lại sao cho phần khung chậu vuông góc với mặt giường. Sau đó ngả vai về phía ngoài và đặt tay lên đầu. Có thể đặt một cái gối dưới lưng để tạo tư thế thoải mái.

Bằng cách làm như vậy mô vú có thể được phân bố đều trên khung xương sườn, không bị dồn về phía ngoài. Bạn sẽ ở tư thế đúng khi núm ở vị trí cao nhất trên khối mô vú.


Tìm cục u vú như thế nào?

Bây giờ bạn đã ở tư thế đầu tiên để tự khám vú, bạn bắt đầu việc tìm kiếm u vú.

Sử dụng ba vòng ấn, bắt đầu khám từ đỉnh hố nách, di chuyển xuống dưới và lên trên theo các đường song song. Cần nhớ là không bỏ sót bất kỳ một khoảng nào giữa các vòng ấn và các đường lên xuống.

Khi di chuyển đến cuối đường lên xuống, di chuyển một khoảng rộng bằng một đốt ngón tay và bắt đầu đường khám kế tiếp. Các đường khám có thể hơi chờm lên nhau để đảm bảo chắc chắn là không bỏ sót vùng mô vú nào giữa các đường khám. Cần đảm bảo để đường khám lên đến tận vai hoặc xương đòn và xuống đến tận đáy của đường nịt vú.


TƯ THẾ KHÁM THỨ HAI

Khi đường khám lên xuống đạt đến núm vú, cần thiết lập tư thế khám thứ hai. Giữ các ngón tay tại chỗ (ở núm vú) và quay lại vị trí nằm phẳng lưng trên giường, tay ở bên vú đang khám dang thẳng vuông góc với cơ thể. Bây giờ tiếp tục khám theo các đường lên xuống cho đến khi bạn khám một đường đi xuống ở giữa xương ức.

Cuối cùng khám theo ba hay bốn đường ngang theo bờ trên của mô vú, bắt đầu dọc theo xương đòn.

Cần phải sờ nắn thấy gì?

          Khi tự khám vú, người phụ nữ cần nhớ rằng vú của mỗi phụ nữ khác nhau và những thay đổi có thể xảy ra do tuổi, chu kỳ kinh, có mang, mãn kinh hoặc dùng thuốc tránh thai hoặc các nội tiết tố khác. Đôi khi có thể sờ thấy ở vú có những cục nhỏ. Vú của phụ nữ cũng thường cương to trước khi hành kinh.

Ung thư vú có thể được tìm thấy như một cục u cứng, duy nhất, không đau ở vú. Những thay đổi kín đáo trong mô vú của bạn (nếu bạn "biết" rõ vú của mình qua các lần khám trước) có thể là dấu hiệu đầu tiên của ung thư vú. Việc tự khám vú hàng tháng là quan trọng. Như vậy bạn có cơ hội tự khám vú 12 lần trong một năm. Điều đó giúp cho bạn biết rất kỹ về vú của mình.

Bạn phải làm gì nếu bạn tìm thấy một u vú hoặc một thay đổi bất thường?

          Cần nhớ rằng hầu hết các u vú không phải là ung thư vú. Nếu bạn sờ thấy một biến đổi gì đó ở vú, trước hết bạn hãy kiểm tra vú bên kia ở cùng một vùng. Nếu bạn thấy hai bên giống nhau, đó là một dấu hiệu tốt chứng tỏ "những biến đổi" bạn phát hiện được thực ra chỉ là một phần bình thường của vú. Nếu bạn thấy hai bên không giống nhau, cần định rõ vị trí và chỉ cho bác sĩ khi bạn đi khám bệnh. Cần nói rõ với bác sĩ bạn tìm thấy gì.

          Ngoài ra cũng cần lưu ý là tự khám vú không thể thay thế chụp vú đều đặn để sàng lọc ung thư vú và khám lâm sàng.

KHÁM VÚ

Trong khi khám lâm sàng, bác sĩ hoặc nhân viên y tế sẽ khám vú trong khi người phụ nữ đứng hay ngồi và nằm. Người phụ nữ có thể được yêu cầu đặt hai tay lên đầu hoặc chống hai tay vào hai bên mạng sườn.

Người khám vú sẽ quan sát sự khác biệt giữa các vú bao gồm cả sự khác biệt về hình dạng và kích thước. Da vú sẽ được kiểm tra xem có bị nổi mụn, lõm da hoặc các biến đổi bất thường khác. Núm vú có thể được ép nhẹ xem có dịch không.

Sử dụng các đầu ngón tay để khám, bác sĩ hoặc nhân viên y tế sẽ kiểm tra xem có các u ở vú không. Người khám vú sẽ kiểm tra toàn bộ vú, vùng hố nách và vùng xương đòn, khám từng bên của vú. Một cục u thường lúc đầu có kích thước bằng một hạt đậu. Nhìn chung, vú phụ nữ Việt nam thường nhỏ, nên bác sĩ có thể dễ dàng phát hiện các khối u khi còn có kích thước rất nhỏ. Các hạch bạch huyết sẽ được kiểm tra xem có bị xưng to không.

Khi nào phải đi khám vú?

Cách tốt nhất là giữa các lứa tuổi 20 đến 39 tuổi, mỗi phụ nữ phải được khám lâm sàng vú 3 năm một lần, sau tuổi 40 mỗi phụ nữ phải được khám vú mỗi năm một lần.

Nhiều phụ nữ cần được khám vú thường xuyên hơn tuỳ thuộc vào tiền sử bệnh và kết quả tự khám vú.

Vào bất cứ thời điểm nào khi một thay đổi ở vú xảy ra khác với khi tự khám bình thường, bạn cần đi khám vú.

Trong khi khám lâm sàng vú, người phụ nữ có thể học cách tự khám vú.

Mỗi phụ nữ phải tự khám vú mỗi tháng một lần vào khoảng một tuần sau khi kết thúc hành kinh. Nếu tìm thấy bất cứ thay đổi nào phải đi khám vú. Việc tự khám vú của bạn hàng tháng là quan trọng nhất để có thể phát hiện ung thư vú sớm.

Bác sĩ sẽ làm gì?

          Sau khi đã xác định được một biến đổi bất thường, bạn cần đi khám vú càng sớm càng tốt. Bác sĩ sẽ muốn biết thay đổi ở vú bạn xảy ra từ bao giờ và bạn có ghi nhận được những thay đổi nào khác không.

Bạn sẽ được hỏi về chu kỳ kinh nguyệt, tình trạng chửa đẻ, bạn đã dùng hoặc đang dùng một loại nội tiết tố nào đó hoặc bạn có tiền sử gia đình ung thư vú không.

Tất cả các bệnh nhân có khối u ở vú sẽ được hỏi kỹ hơn về tiền sử (lịch sử trước đó). Lịch sử khối u sẽ cung cấp những thông tin có giá trị. Các câu hỏi có thể bao gồm:

     Khối u có từ bao giờ?

     U có đau không?

     Có chảy dịch núm vú không?

     Khối u có xuất hiện hoặc biến mất vào các thời điểm khác nhau của chu kỳ kinh không?

Các thông tin khác bao gồm tiền sử có sinh thiết vú hoặc bệnh vú lành tính từ trước, lịch sử chửa đẻ, và lịch sử gia đình về ung thư vú.

          Khi khám, bác sĩ sẽ đánh giá mật độ của khối u, u di động hay cố định, vùng rìa khối u đều hay gồ ghề, những thay đổi của da vú gồm đỏ, phù, co rúm. Các hạch bạch huyết nách, trên và dưới xương đòn sẽ được khám xem có dấu hiệu bị tổn thương không.

Bác sĩ sẽ chỉ định một xét nghiệm nào đó?

          Các xét nghiệm sẽ được chỉ định chỉ sau khi bác sĩ đã hỏi lịch sử bệnh và khám kỹ vú của bạn. Các xét nghiệm này có thể bao gồm chụp X quang vú, chụp nhiệt (xét nghiệm này không phổ biến ở Việt nam), và/hoặc siêu âm. Sau các xét nghiệm này có thể thực hiện xét nghiệm tế bào học chọc hút kim nhỏ. Chọc hút kim nhỏ có thể được thực hiện ngay cả khi sinh thiết sẽ được tiến hành vì nó cung cấp thông tin cho việc lập kế hoạch sinh thiết.

CHỤP X QUANG VÚ SÀNG LỌC

Chụp X quang bằng một máy chuyên dụng sử dụng tia X liều thấp để chụp vú gọi là chụp vú

Chụp X quang vú rất đơn giản, vú được đặt giữa hai tấm kim loại và chiếu tia X qua, phim chụp sẽ ghi lại các hình ảnh bất thường để bác sĩ phân tích, chẩn đoán.

Chụp vú thường phát hiện được các u trước khi nó được sờ nắn thấy và cũng có thể phát hiện được các chấm vôi nhỏ (vôi hoá) có thể là dấu hiệu sớm của ung thư. Các ung thư nhỏ dưới 5 mm đường kính có thể được xác định bằng phương pháp này. Các ung thư mới này có thể quá nhỏ để có thể phát hiện được khi khám bằng tay.

Phần lớn các ung thư vú đều kết hợp với hình ảnh chụp vú bất thường.

Vì sao phải chụp X quang vú?

          Chụp X quang vú có thể phát hiện được ung thư vú trước khi nó có thể được sờ nắn thấy. Một ung thư có thể nhìn thấy trên hình chụp vú như một khối hoặc các hình vôi hoá vi thể. Nếu một ung thư nhỏ được tìm thấy trên hình chụp vú, nó có thể dễ dàng được chữa khỏi hoàn toàn. Nhờ sử dụng hình chụp vú như một phương pháp sàng lọc để phát hiện ung thư vú có thể làm giảm 30% tử vong do ung thư vú.

          Nếu một u được phát hiện, hình chụp vú sẽ giúp bác sĩ của bạn xác định u đó là không ung thư (lành tính) hay ung thư (ác tính). Tuy nhiên nếu hình chụp vú là bình thường, bác sĩ có thể yêu cầu sinh thiết u hay một vùng nghi ngờ. Cũng cần nhớ rằng không phải tất cả các ung thư sẽ thấy được trên hình chụp vú và hiểu biết về lâm sàng trở nên rất quan trọng.

 

Chụp vú có gây ung thư không?

          Nhiều phụ nữ cho rằng chụp vú gây ung thư. Ngày nay với việc chụp vú liều thấp, khối lượng tia xạ dùng chỉ tương ứng với các ảnh hưởng sau đây:

1. Hút hai điếu thuốc lá

2. Uống 1 lít rượu vang

3. Ở hai ngày ở các vùng nắng gió

4. Bay 150 km bằng máy bay

5. Hành trình bằng xe ca 200 km

          Như vậy chụp vú hoàn toàn không có hại vì liều tia xạ sử dụng trong chụp vú rất thấp (nhỏ). Bạn có thể yên tâm chụp vú rất nhiều lần trong đời.

Tuổi nào cần chụp vú?

1.     Vào bất cứ tuổi nào nếu có một u vú nghi ngờ là ung thư.

2.     Nếu có tiền sử gia đình dương tính (nghĩa là có mẹ hay chị bị ung thư vú) cần chụp vú vào các tuổi 30.

3.     Chụp vú sàng lọc để phát hiện sớm ung thư bắt đầu từ tuổi 35 đến 40.

4.     Chụp vú sàng lọc hàng năm nếu bác sĩ chăm sóc sức khoẻ cho bạn yêu cầu vào lứa tuổi 40 - 50.

5.     Chụp vú hàng năm bắt đầu từ sau tuổi 50.

Cần nhớ là chụp vú lần đầu được sử dụng làm cơ sở cho việc đánh giá  những lần chụp vú sau. Chụp vú lần đầu có thể giúp phát hiện xem có ung thư không và sẽ được sử dụng để so sánh với những thay đổi xảy ra trong những lần chụp vú sau.

Chụp vú có đau không?

Khi chụp vú cần ép nhẹ mô vú. Lực ép này có thể so sánh với cảm giác lực ép của máy đo huyết áp. Nó có thể gây đau nhẹ với một số phụ nữ. Để làm giảm cảm giác đau, thời gian chụp vú tốt nhất là 3 đến 7 ngày sau khi hành kinh bắt đầu. Đây là thời gian vú ít bị căng nhất.

Ở một số nước phát triển có tỷ lệ mắc ung thư  vú cao, phụ nữ phải chụp vú hàng năm để sàng lọc phát hiện sớm ung thư bắt đầu từ tuổi 40. Các phụ nữ có đột biến di truyền làm tăng nguy cơ ung thư vú và có lịch sử gia đình ung thư vú còn được bắt đầu chụp X quang vú sàng lọc sớm hơn. Chụp vú trong các khoảng thời gian 6 tháng được áp dụng cho các phụ nữ trẻ hơn có nguy cơ phát sinh ung thư vú vì họ có xu hướng mắc các ung thư vú phát triển nhanh hơn.

Nhiều nghiên cứu được tiến hành trên thế giới đã chứng minh rằng sàng lọc ung thư vú bằng chụp vú làm giảm số tử vong của ung thư vú ở những phụ nữ tuổi từ 40 - 69, đặc biệt ở những phụ nữ trên 50 tuổi. Tuy nhiên những nghiên cứu được tiến hành đến nay không chứng minh được lợi ích của chụp vú sàng lọc đều đặcn ở những phụ nữ dưới 40 tuổi.

          Những hạn chế của chụp vú sàng lọc ung thư. Chụp vú là phương pháp tốt nhất để bác sĩ tìm ung thư vú sớm. Tuy nhiên bạn cần nhớ rằng:

     Mặc dù chụp vú có thể tìm thấy u không thể sờ nắn thấy, tìm thấy một u nhỏ không có nghĩa là sẽ cứu được bệnh nhân. Chụp vú có thể không giúp ích gì cho một phụ nữ có một ung thư phát triển nhanh hoặc xâm lấn đã lan tràn tới các phần khác của cơ thể trước khi được phát hiện.

     Chụp vú vẫn có thể bỏ sót một số ung thư đang có tại vú. Kết quả này được gọi là "âm tính giả". Âm tính giả xảy ra khi hình chụp vú bình thường trong khi thực chất bệnh nhân đang có một tung thư. Nói chung chụp vú có thể bỏ sót tới 20% ung thư vú có mặt vào thời điểm chẩn đoán. Âm tính giả thường xảy ra ở những phụ nữ trẻ hơn là ở những phụ nữ già vì vú của người trẻ thường đặc trên hình chụp vú làm cho việc phát hiện ung thư khó khăn. Khi người phụ già hơn, vú của họ thường nhiều mỡ hơn (và vì vậy ít đặc hơn) và ung thư vú trở nên dễ dàng phát hiện hơn trên hình chụp vú sàng lọc.

     Chụp vú cũng có thể có các kết quả là ung thư, nhưng thực ra đó không phải là ung thư thực sự. Kết quả này dược gọi là "dương tính giả". Dương tính giả xảy ra khi hình chụp vú được bác sĩ X quang đọc là bất thường nhưng hiện tại không có ung thư. Mặc dù tất cả các hình chụp vú bất thường cần được theo dõi với các xét nghiệm phụ thêm (chụp X quan vú chẩn đoán, siêu âm và/hoặc sinh thiết, hầu hết các biến đổi bất thường qua đi không phải là ung thư. Dương tính giả là phổ biến ở một số phụ nữ trẻ, các phụ nữ đã có sinh thiết vú lần trước, các phụ nữ có lịch sử gia đình ung thư vú và các phụ nữ có dùng estrogen (ví dụ điều trị estrogen thay thế).

Chụp vú có thể phát hiện được ung thư biểu mô ống tại chỗ

          Trên 30 năm qua, việc cải tiến trong việc chụp X quang vú đã cho phép phát hiện một số lớn các biến đổi bất thường được gọi là ung thư biểu mô ống tại chỗ. Ung thư biểu mô ống tại chỗ có chứa các biến đổi bất thường khu trú ở các ống sữa của vú. Các tế bào không xâm nhập vào mô vú xung quanh. 80 % các trường hợp ung thư biểu mô ống tại chỗ được phát hiện qua hình chụp vú vì ung thư biểu mô ống tại chỗ thường không gây nên cục u có thể sờ thấy được. Một số các trường hợp này về sau tiến triển thành ung  thư biểu mô xâm nhập. Tại Việt nam, do chưa có chương trình sàng lọc ung thư vú bằng chụp X quang vú nên còn hiếm các trường hợp được phát hiện qua chụp X quang vú chẩn đoán tại bệnh viện.

          Đến nay cũng chưa thể dự báo trường hợp ung thư biểu mô ống tại chỗ nào sẽ tiến triển thành ung thư biểu mô ống xâm nhập. Vì vậy ung thư biểu mô ống tại chỗ thường được lấy bỏ bằng phẫu thuật. Đến nay ung thư biểu mô ống tại chỗ thường được điều trị bằng cắt bỏ vú, tuy nhiên đến nay cũng có nhiều phụ nữ được điều trị bảo tồn ung thư biểu mô ống tại chỗ. Xạ trị có hay không dùng tamoxifen cũng được áp dụng.


CÁC TRIỆU CHỨNG CỦA UNG THƯ VÚ


Giai đoạn sớm của ung thư vú thường không có dấu hiệu gì. Đó là lý do vì sao phải sàng lọc ung thư vú. Khi u đã phát triển và đã có kích thước, u có thể gây các triệu chứng sau đây:

     Hình thành cục u hoặc có sự dày lên của vùng vú bị bệnh.

     Thay đổi kích thước và hình dạng của vú.

     Chảy dịch núm vú hoặc tụt núm vú.

     Đỏ hoặc bong vảy da hoặc núm vú. 

     Dăn rúm da vú.


Nếu phát hiện thấy các triệu chứng  trên cũng không có nghĩa là bị ung thư, nhưng cần phải đi khám bác sĩ để xác định bệnh.

 

CHẨN ĐOÁN

 

Khi một bệnh nhân có các triệu chứng gợi ý một ung thư vú hoặc có một hình chụp vú sàng lọc bất thường cần được tiến hành chụp vú để chẩn đoán.

Chụp vú chẩn đoán là một hình thức chụp phim X quang vú hoàn thiện hơn có sự tập trung vào các vùng nghi ngờ. Đôi khi nếu bác sĩ nghi ngờ bạn có thể có một u nang hoặc một vú đặc hơn.

Siêu âm sử dụng các sóng âm tần số cao để xác định rõ các vùng nghi ngờ của vú.

Siêu âm không gây đau và có thể phân biệt giữa các tổn thương lành tính và ác tính.

Dựa vào kết quả chụp vú hoặc siêu âm, bác sĩ có thể yêu cầu bạn được sinh thiết thử.

Sinh thiết là cách duy nhất để biết được một cách chắc chắn bạn có bị ung thư vú hay không vì nó cho phép các bác sĩ lấy các tế bào để xét nghiệm dưới kính hiển vi.

Có các loại sinh thiết khác nhau phụ thuộc vào lượng mô (tập hợp nhiều tế bào được gọi là mô) được lấy ra.

Có loại sinh thiết sử dụng một kim rất nhỏ (còn gọi là chọc hút kim nhỏ), trong khi loại sinh thiết khác sử dụng một kim lớn hơn hoặc đôi khi đòi hỏi một phẫu thuật nhỏ (tiểu phẫu thuật) để lấy được nhiều mô hơn.

Các bác sĩ sẽ quyết định loại sinh thiết nào cần thực hiện với bạn phụ thuộc vào các đặc điểm khối u của vú. 

Khi u được lấy ra, bác sĩ giải phẫu bệnh sẽ nghiên cứu mẫu mô.

Bác sĩ giải phẫu bệnh sẽ cho biết mẫu bệnh phẩm có phải ung thư hay không.

Nếu mẫu mô là ung thư, bác sĩ giải phẫu bệnh sẽ xác định:

     Mô ung thư phát sinh từ loại mô nào (loại mô học của u)

     Mô u bất thường đến mức độ nào (còn gọi là độ u ác tính thấp hay cao, thường được đánh giá thành ba độ: độ I, độ II và độ III theo các tác giả Scaff - Bloom - Richardson)

     Mô ung thư có xâm nhập vào các mô xung quanh hay không

     Toàn bộ khối u có được cắt bỏ không

     Có còn tế bào ung thư ở vùng mép cắt hay không

     Các nhà giải phẫu bệnh cũng sẽ xét nghiệm xem các tế bào ung thư có chứa các thụ thể (nghĩa là thể tiếp nhận) estrogen và progesteron hay không và một thụ thể khác gọi là Her-2/neu. Sự có mặt của các thụ thể estrogen và progesteron là quan trọng vì các tế bào ung thư có các thụ thể này có thể được điều trị khỏi bằng liệu pháp nội tiết tố. Sự có mặt của thụ thể Her-2/neu có thể giúp dự báo diễn biến bệnh. Cũng có một số biện pháp điều trị đặc hiệu chống khối u phụ thuộc và sự có mặt của Her-2/neu trong các tế bào u.

Chụp X quang vú

          Chụp X quang vú có thể được áp dụng trong chẩn đoán ung thư vú. Chụp vú cho thấy cấu trúc vú giống như  một hình chụp  âm bản. Mỡ ít đậm đặc hơn biểu hiện là các vùng "đen" trên hình chụp vú. Các ống tuyến vú và các tiểu thuỳ đặc hơn là các vùng trắng trên hình chụp vú. Vì vậy hình chụp vú sẽ là các hình đen và trắng khác nhau trên hình chụp vú phụ thuộc vào mô mỡ nhiều hay mô vú nhiều. Nếu hình chụp vú trắng nhiều nghĩa là mô vú nhiều hơn mô mỡ.

          Hầu hết các ung thư vú đặc hơn mô vú bình thường và sẽ có các hình khối "trắng" trên hình chụp vú. Ung thư có thể có "hình sao trắng" trên hình chụp vú hoặc hình khối không đều.

Vôi hoá vi thể là gì?

          Vú thường xuyên chế tiết và tái hấp thu dịch. Nếu dịch này trở nên acid hơn, calci có thể lắng đọng trong các ống tuyến và các tiểu thuỳ vú. Các lắng đọng vôi này có thể thấy dưới dạng một vùng tròn nhỏ nhẵn hoặc hình chén nước chè. Hầu hết các vôi hoá vi thể là lành tính.

          Vôi hoá vi thể ở vú gây lo lắng do ung thư. Vì các tế bào ung thư là các tế bào phát triển nhanh hơn, chúng có thể phát triển quá khả năng cung cấp máu và chết, tạo thành các lắng đọng vôi chỉ nhìn thấy dưới kính hiển vi (vôi hoá vi thể). Vôi hoá có thể xảy ra trong các ống hoặc các tiểu thuỳ trông giống như "cái kim gãy" hoặc "hòn đá bị đập vụn". Chính loại vôi hoá này đòi hỏi phải sinh thiết vú.

Chụp ống sữa

Chụp ống dẫn sữa là kiểu chụp vú đặc biệt để đánh giá chảy dịch núm vú. Khi chụp vú, một chất phẩm không nhuộm màu hoà tan trong nước được bơm vào ống núm vú có chảy dịch để xác định nguồn gốc chảy dịch (phần vú là nguồn chảy dịch). Chụp ống dẫn nhằm xác định nguyên nhân chảy dịch và phần nào của vú bị chảy dịch.

Chụp nhiệt

Chụp nhiệt là một xét nghiệm dùng để đo nhiệt độ ở mỗi vú. Nếu một vùng của vú nóng hơn phần còn lại của vú, nó có thể là một chỉ điểm của ung thư sớm. Đó là do mô ung thư phát triển đòi hỏi có nhiều mạch máu nuôi mô u hơn bình thường. Đồng thời theo thời gian, bất kỳ một thay đổi nào về nhiệt của vú có thể được so sánh. Chụp nhiệt chỉ có thể sử dụng kết hợp với hình chụp vú và không có giá trị sử dụng riêng để tìm ung thư vú.

Siêu âm

          Một khi u vú được phát hiện, bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm siêu âm vú.  Siêu âm được thực hiện bởi các sóng âm "dịch chuyển" của mô vú để tìm xem một u vú là nang hay là một khối đặc.

Hút kim nhỏ

          Hút kim nhỏ hay còn gọi là tế bào học chọc hút kim nhỏ là phương pháp nhanh nhất để xác định một u vú là đặc hay nang. Tại một cơ sở y tế, hút kim nhỏ có thể được thực hiện có gây tê tại chỗ hoặc không, một kim nhỏ được đưa vào khối u. Nếu có dịch được hút ra từ khối u, đó là một tổn thương nang. Nếu dịch hút ra không phải là dịch máu và khối u biến mất hoàn toàn, bạn chỉ cần đến khám lại nếu khối u lại xuất hiện.

          Nếu không có dịch khi kim được đưa vào hút, khối u là đặc. Bác sĩ sẽ thực hiện hút tế bào để xét nghiệm tế bào học. Với những thông tin thu nhận được từ những xét nghiệm này, bác sĩ sẽ có kế hoạch điều trị khối u.

          Hút kim nhỏ hiện nay được sử dụng phổ biến vì ít khi gây đau (chỉ đau như khi tiêm), ít gây máu tụ và cho chẩn đoán nhanh hơn. Phương pháp đảm bảo độ nhạy, độ đặc hiệu và độ chính xác chấp nhận được, nhưng phương pháp không đảm bảo chắc chắn là không có ung thư. Một kết quả âm tính nghĩa là kim đã bỏ sót vùng ác tính. Trong trường hợp này cần sinh thiết để khẳng định kết quả tế bào học là âm tính thực sự.

          Hút kim nhỏ được thực hiện bằng việc sử dụng một kim tiêm số 22 (22- gauge) được gắn vào một bơm tiêm 20 ml. Sau khi kim tiêm được đưa qua da để đi vào khối u, bơm tiêm sẽ được hút để tạo nên một áp lực âm hút tế bao u. Kim sẽ được đưa qua khối u từ 4 đến 6 lần theo các hướng khác nhau. Chất hút được trong kim tiêm sẽ được dàn lên phiến kính, nhuộm màu và đọc kết quả dưới kính hiển vi.

Sinh thiết kim có hướng dẫn

          Đây là một kỹ thuật tương đối mới nhờ đó sẽ lấy được một lõi mô (bằng kích thước của một cái ruột bút chì). Phương pháp này được thực hiện nhờ việc kết hợp sử dụng kỹ thuật vi tính kết hợp với phim chụp vú để hướng dẫn và đặt kim vào vị trí u để hút mô ra.

Sinh thiết vú là gì?

          Sinh thiết vú là lấy ra một phần mô vú. Các chỉ định sinh thiết vú là:

1. U vú tồn tại kéo dài (không mất đi).

2. Lõm hoặc nhăn nhúm da vú hoặc núm vú.

3. Nổi ban (nổi mụn nhỏ) bất thường của da vú.

4. Chảy dịch núm vú.

5. Có hình ảnh bất thường trên hình chụp vú: (a) có khối u; (b) không có khối u.

6. Một khối u vú nghi ngờ là ung thư.

Sinh thiết được thực hiện ở đâu?

          Sinh thiết thường được thực hiện với các bệnh nhân ngoại trú (sau khi sinh thiết bạn có thể về nhà). Tuy nhiên đôi khi bác sĩ hoặc bệnh nhân yêu cầu sinh thiết ở bệnh viện.

Loại gây mê nào được áp dụng?

          Có thể thực hiện sinh thiết vú bằng gây mê toàn thân (ngủ) hoặc gây tê tại chỗ.

Sinh thiết bằng móc thép, hướng dẫn bằng kim, hoặc dây thép hình chữ J

          Khi không sờ nắn thấy khối u nhưng có hình ảnh bất thường trên hình chụp vú, một loại sinh thiết đặc biệt được áp dụng. Định vị bằng dây thép hình chữ J, móc thép hoặc định vị bằng kim là phương pháp được sử dụng để định vị một biến đổi bất thường của mô vú (thường là vôi hoá vi thể nghĩa là những điểm vôi hoá nhỏ, khi cắt mô vú ra không nhìn thấy được bằng mắt thường và chỉ có thể xem thấy dưới kính hiển vi) hoặc là một khối không thể sờ thấy.

          Bệnh nhân thường được tạo điều kiện thoải mái, thường ở tư thế ngồi. Vú của bệnh nhân được đặt trên một máy chụp vú. Sử dụng hình chụp vú để hướng dẫn, bác sĩ X quang đưa một kim nhỏ có chứa một dây thép nhỏ có móc. Kim này được đưa vào vùng cần xác định vị trí (có bất thường) ở vú. Nhiều hình chụp vú được thực hiện để kiểm tra sự chính xác của việc xác định vị trí này. Một khi vị trí cần sinh thiết được xác chính xác, kim được rút ra để lại móc thép tại chỗ. Sau đó bệnh nhân được phẫu thuật để lấy vùng có vôi hoá vi thể theo hướng dẫn của dây thép đã "móc" vào vùng nghi bị ung thư. Kỹ thuật này được thực hiện phổ biến ở các nước phát triển ở châu Âu và Mỹ, ở Việt nam mới chỉ được áp dụng ở một số lượng nhỏ các trường hợp.

Phương pháp này thực tế ít gây đau. Tuy nhiên bạn có thể hơi mệt hơn so với chụp vú thông thường vì bác sĩ cần nhiều thời gian hơn để đặt móc thép vào đúng vị trí.

Khi nào bệnh nhân có thể về nhà?

          Thường từ một giờ đến hai giờ sau khi sinh thiết bạn có thể về nhà. Tuy nhiên bạn cần có người đèo về, bạn không thể tự đi xe máy hay xe đạp về nhà. 

Phải làm gì sau khi sinh thiết?

          Sau khi sinh thiết bạn có thể bị khó chịu. Cảm giác đó có thể mất đi nhanh chóng. Tuy nhiên một vài phẫu thuật viên có thể yêu cầu bệnh nhân mặc áo con nịt vú tốt trong vòng vài tuần sau đó kể cả ban đêm. Làm như vậy có thể đề phòng chảy máu có thể xảy ra và sẽ giúp làm giảm đau nếu có.

Sinh thiết vú có đau không?

          Bạn có thể bị đau rất nhẹ sau khi sinh thiết. Bạn có thể được cho thuốc giảm đau để làm giảm bớt khó chịu. Nếu thuốc không làm hết đau bạn cần thông báo lại với thầy thuốc.

Liệu có biến cố gì khác sau khi sinh thiết vú

          Như mọi thủ thuật khác, sinh thiết vú bằng kim có thể gây chảy máu làm thay đổi màu vú sau khi làm thủ thuật. Cũng như với mọi thủ thuật khác, cũng có thể có nguy cơ nhiễm khuẩn và biến cố do gây mê. Mặc dù những biến cố này thường nhẹ, bác sĩ sẽ giải thích cho bạn trước khi làm thủ thuật.

Bác sĩ sẽ làm gì sau khi mô vú được lấy ra

          Khi mô vú đã được lấy ra, bác sĩ lâm sàng sẽ gửi mẫu mô này cho bác sĩ giải phẫu bệnh để xét nghiệm dưới kính hiển vi. Sau khi quan sát dưới kính hiển vi, bác sĩ sẽ xác định dó là mô vú lành tính hay ác tính. Mô vú được lấy ra có thể được làm đóng băng thành một khối đá, sử dụng phương pháp cắt lạnh để quan sát mô vú ngay lập tức hoặc vùi vào trong một khối nến để chuẩn bị cho các lát cắt có thể bảo quản lâu dài (phương pháp này đòi hỏi thời gian từ 12 đến 24 giờ chuẩn bị cho xét nghiệm). Phương pháp chuẩn bị thường quy cho các lát cắt mỏng lâu dài là phương pháp chính xác nhất.

Khi mô vú lấy ra là lành tính thì phải làm gì?

          Nếu mô vú lấy ra là lành tính, bạn không phải làm gì thêm trừ việc theo dõi thường xuyên của bác sĩ.

Bạn phải làm gì để tự phát hiện bệnh?

1. Tự khám vú hàng tháng

2. Chú ý thường xuyên tới những thay đổi của vú bạn.

3. Đi khám bác sĩ ngay khi phát hiện được những biến đổi rõ rệt.


CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT


U xơ tuyến

Đây là một thể lành tính của bệnh vú, thường là một u đặc đơn độc (chỉ có một u) của mô xơ và tuyến. Loại u này rất phổ biến ở phụ nữ mọi lứa tuổi, nhưng u phổ biến hơn ở lứa tuổi 15 - 35 tuổi. Mặc dù đây là một u lành, có thể điều trị bằng phẫu thuật. Nếu u được phát hiện ở một phụ nữ trẻ, vì lý do tâm lý, họ thường muốn được theo dõi. Ở những phụ nữ già hơn với lần chụp vú đầu tiên phát hiện được một khối u trên hình chụp vú, ngay cả khi là một hình ảnh lành tính trên hình chụp vú cũng đòi hỏi cắt bỏ bằng phẫu thuật.

U tròn và di dộng dễ dàng

Khoảng 10% sẽ biến mất mỗi năm khi theo dõi ở những phụ nữ có u xơ tuyến được xác định bằng chọc hút tế bào kim nhỏ.

Là một yếu tố nguy cơ dài hạn phát sinh ung thư vú (gấp 2,17 lần so với những người không có yếu tố nguy cơ).

Bệnh xơ nang của vú

Mỗi tháng cơ thể người phụ nữ đều chuẩn bị cho việc có mang, có những thay đổi xảy ra ở vú và tử cung. Mô vú không thể để rụng các tế bào bào biểu mô phủ tuyến vú như ở tử cung và cũng không thể trở lại trạng thái bình thường trước đó. Hậu quả là có thể tạo nên các túi dịch nhỏ (các nang) hoặc một mô cứng như cao xu (mô xơ). Những thay đổi này xảy ra ở trong vú không phải là một bệnh thực sự. Nó có thể được gọi là tình trạng bệnh xơ nang hoặc thay đổi xơ nang của vú.

Bệnh xơ nang là một thuật ngữ mơ hồ bao gồm nhiều typ bệnh vú lành tính. Những nghiên cứu lớn đã cho thấy quá một nửa số phụ nữ có những thay đổi vi thể (những thay đổi chỉ nhìn thấy dưới kính hiển vi) phù hợp với bệnh xơ nang của vú. Bệnh xơ nang không phải là một bệnh ác tính. Bệnh xơ nang có các typ sau đây:

Nang to trong bệnh xơ nang

     Tìm thấy ở những phụ nữ ở các tuổi 40, vì vậy trùng với tuổi hay mắc ung thư vú.

     Có thể chẩn đoán bằng chọc hút kim nhỏ và siêu âm.

     Các điều kiện quyết định cho một hút nang có hiệu quả:

     Không có dịch máu được hút ra.

     Khối u biến mất

     Khám lại sau 6 tháng không còn khối u

Bệnh xơ tuyến và các vi nang trong bệnh xơ nang tuyến vú

     Tìm thấy ở các lứa tuổi 30 và 40

     Biến mất sau mãn kinh

     Thường lan toả (lan rộng) và giới hạn không rõ

     Thường có chu kỳ theo kinh nguyệt

          Đau và nổi rõ trước khi hành kinh

          Mất đi sau hết kinh

Điều trị bệnh xơ nang như thế nào?

          Đau và nổi cục do thay đổi xơ nang của vú có thể gây lo lắng và sự quan tâm của người phụ nữ. Nếu sau khi có xét nghiệm, bạn được thông báo là bạn có những thay đổi xơ nang, việc điều trị có thể được thực hiện. Việc loại trừ cafein trong chế độ uống của bạn có thể giúp làm giảm đau và nổi cục. Việc bổ sung thêm viatmin E, 600 đến 800 đơn vị mỗi ngày giúp phụ nữ khỏi các trạng thái này. Các loại thuốc khác cũng có thể được sử dụng dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.

Quá sản không điển hình của vú

          Tăng sinh rõ rệt và không điển hình của tế bào biểu mô, hoặc loại ống hoặc tiểu thuỳ.

          Gặp trong 3% các sinh thiết vú lành tính

          Kết hợp với 13% phát triển tiếp ung thư vú (yếu tố nguy cơ gấp 4 lần)

          Tiêu chuẩn chẩn đoán giống như ung thư biểu mô ống tại chỗ nhưng không có các đặc điểm cần thiết để chẩn đoán ung thư ống tại chỗ.

          Một số trường hợp có thể là ung thư biểu mô ống tại chỗ được chẩn đoán non.

Thay đổi của mô xơ

          Trong chu kỳ hành kinh, mô vú có thể trở nên cứng và đàn hồi do thay đổi của mô xơ. Cảm giác mô vú cứng này có thể thay đổi trong chu kỳ kinh và có thể sờ nắn thấy rất khác nhau và gây đau trước khi hành kinh.

Những trạng thái lành tính khác của vú

Có phải chảy dịch núm vú là một bệnh?

          Chảy dịch núm vú có thể được chia làm hai loại: bình thường (sinh lý) hoặc bất thường (bệnh lý). Thường có chảy dịch từ tất cả các phần của núm vú nếu nó bị ép (nặn). Nếu chảy dịch xảy ra không do ép, cần phải khám  xét. Nếu chảy dịch chỉ từ một phần của núm vú cũng cần phải khám xét.

Có sự khác nhau về màu dịch và nguyên nhân khác nhau:

     Chảy sữa: Chảy dịch trắng gọi là chảy sữa thường không phải là chỉ điểm của ung thư. Nó có thể xảy ra sau có mang hoặc do sử dụng nhiều loại thuốc được kê đơn hiện nay. Những phụ nữ luyện tập không có nịt vú (áo con) tốt có thể có chảy dịch núm vú. Vì nhiều vấn đề nghiêm trọng khác cũng có thể gây nên chảy dịch, nó cần được khám xét.

          Tình trạng xơ nang : Chảy dịch màu xanh nhạt có thể kết hợp với bệnh xơ nang.

     U nhú: U nhú nội ống (trong ống) có thể gây nên chảy dịch trong, vàng hoặc máu. Đó là sự phát triển giống các nhú của mụn cơm được phát hiện trong các ống dẫn sữa của vú. Sau khi xác định, u nhú cần được cắt bỏ.

     Chảy dich máu núm vú: Một u nhú nội ống hoặc ung thư có thể gây chảy dịch máu núm vú. Một nghiên cứu được gọi là chụp ống dẫn sữa là cần thiết để định vị trí nguồn gốc của chảy dịch.

Giãn ống tuyến vú (viêm vú quanh ống)

     Thể cấp tính là nguyên nhân của hầu hết các viêm vú không tiết sữa và hình thành áp xe quanh quầng vú. Nó có thể là vô trùng nhưng có thể có cả vi trùng ái khí và yếm khí. Chỉ có một hệ thống ống của vú bị tổn thương và biểu hiện như một viêm quanh quầng vú. Bệnh thường biểu hiện như một lỗ dò ở vùng quanh quầng vú. Thêm vào đó có thể có tổn thương tiếp tạo thành các đường ăn sâu hơn.

     Giãn ống tuyến mạn tính là nguyên nhân của chảy dịch núm vú ở những phụ nữ mãn kinh.

Nhiễm khuẩn

Nhiễm khuẩn vú có thể xảy ra ở bất cứ thời điểm nào mặc dù nó phổ biến hơn trong và sau khi có mang. Điều trị có thể phải mở và dẫn lưu một ổ áp xe nếu nó được hình thành. Nếu một nhiễm khuẩn phát sinh vào thời điểm không có mang, cần nghi ngờ một ung thư vú.

Chấn thương

Chấn thương hoặc tổn thương vú có thể gây nên "hoại tử mỡ" hoặc trong một vùng mô mỡ của vú có thể bị tổn thương. Nó có thể gây đau và/hoặc một cục u ở vú. Có thể cần mổ loại bỏ cục u.

Đau vùng vú

Tình trạng xơ nang có thể gây nên đau vú. Đau thành ngực hoặc trong xương và sụn hoặc trong cơ là triệu chứng phổ biến thường được nghĩ là đau vú.


GIAI ĐOẠN BỆNH


Để giúp cho việc điều trị và dự báo diễn biến của bệnh (còn gọi là tiên lượng bệnh), các ung thư vú được định giai đoạn bệnh thành 5 nhóm khác nhau.

Việc định giai đoạn này được thực hiện trước phẫu thuật bằng việc:

     Đánh giá kích thước theo ước đoán của bác sĩ

     Đo kích thước u trên hình chụp vú

     Tìm sự lan tràn của u tới các cơ quan khác bằng các phương pháp chẩn đoán hình ảnh

     Xác định chắc chắn sau khi mổ lấy hạch bạch huyết ra để các nhà giải phẫu bệnh xác định xem các hạch có bị di căn (có tế bào ung thư) không.

Hệ thống định giai đoạn cũng phức tạp nhưng có thể đơn hoá giản như sau:

Giai đoạn 0 (được gọi là ung thư biểu mô tại chỗ)

     Ung thư biểu mô tiểu thuỳ tại chỗ là tên để chỉ các tế bào bất thường (ung thư) lót lòng các tiểu thuỳ của vú. Các tế bào bất thường này là dấu ấn tăng nguy cơ nguy cơ phát sinh ung thư vú, nhưng bản thân nó chưa phải là một ung thư thực sự. Điều đó có nghĩa là các phụ nữ với ung thư biểu mô tiểu thuỳ tại chỗ có tăng nguy cơ phát sinh ung thư xâm nhập ở vú vào một thời điểm nào đó trong tương lai.

     Ung thư biểu mô ống tại chỗ là tên để chỉ các tế bào bất thường phủ các ống tuyến.Typ này còn được gọi là ung thư biểu mô nội ống. Các tế bào bất thường chưa lan tràn ra ngoài ống để xâm nhập vào mô vú xung quanh. Nếu không điều trị, các bệnh nhân mắc ung thư biểu mô ống tại chỗ có nguy cơ tăng mắc ung thư biểu mô ống xâm nhập. Về điều trị giống như với các bệnh nhân mắc ung thư vú giai đoạn I.

Giai đoạn I: Giai đoạn I là giai đoạn sớm của ung thư biểu mô ống xâm nhập. Trong ung thư vú giai đoạn I, khối u có đường kính nhỏ hơn 2 cm và không lan tràn ra khỏi vú.

Giai đoạn II: Giai đoạn II bao gồm:

     Ung thư vú giai đoạn sớm u có đường kính nhỏ hơn 2 cm và có lan tràn tới hạch nách.

     U giữa 2 và 5 cm, có hoặc không có lan tràn tới hạch nách.

          U lớn hơn 5 cm nhưng không có lan tràn ra ngoài vú (không lan tràn tới hạch nách.

Giai đoạn III: Giai đoạn III bao gồm:

          Giai đoạn IIIA: U ở vú nhỏ hơn 5 cm, ung thư đã lan trnà tới hạch nách và các hạch dính với nhau và dính với các cấu trúc khác hoặc có đường kính lớn hơn 5 cm và đã lan tràn tới hạch nách.

          Giai đoạn IIIB: Ung thư phát triển vào thành ngực da vú hoặc ung thư lan tràn tới các hạch dưới xương ức Ung thư biểu mô viêm của vú cũng thuộc giai đoạn IIIB. Typ này hiếm gặp. Vú trông đỏ và sưng to vì các tế bào ung thư làm tắc các bạch mạch.

          Giai đoạn IIIC: Ung thư đã lan tràn vào các hạch bạch huyết dưới xương ức và hạch nách, hoặc tới các hạch bạch huyết dưới và trên xương đòn. U vú nguyên phát có thể có bất kỳ kích thước nào.

Giai đoạn IV: Ung thư vú di căn trong đó ung thư lan tràn ra ngoài vú tới các cơ quan khác trong cơ thể.

Ung thư tái phát là ung thư đã quay trở lại (tái phát) sau điều trị. Nó có thể tái phát tại chỗ (ở vú hoặc thành ngực) hoặc ở một phần khác của cơ thể.

Phụ thuộc vào giai đoạn ung thư, bác sĩ có thể làm thêm các xét nghiệm để tìm xem đã có các ung thư di căn chưa. Nếu ung thư đã ở giai đoạn III, có thể phải chụp X quang, chụp phim cắt lớp vi tính (CT) và chụp xương để tìm di căn. Tuỳ thuộc vào từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ quyết định phải làm gì để định chính xác giai đoạn ung thư.

 

CHẨN ĐOÁN MÔ BÊNH BỆNH


UNG THƯ BIỂU MÔ ỐNG

Ung thư biểu mô ống tại chỗ - Các tế bào ung thư này phát triển từ mô ống và còn nằm trong các ống. Trước đây người ta cho rằng đây là loại ung thư hiếm gặp, hiện nay người ta ước đoán nó chiếm khoảng 15 đến 25% tất cả các ung thư vú mới được chẩn đoán. Khi được chữa khỏi ở giai đoạn này, cơ hội chữa khỏi rát cao.

Ung thư vú xâm nhập : Loại ung thư này có khả năng di căn xa và chiếm khoảng 70 đến 80% tất cả các ung thư vú mới được chản đoán.

UNG THƯ BIỂU MÔ TIỂU THUỲ

Ung thư biểu mô tiểu thuỳ tại chỗ - Nhiều chuyên gia cho rằng đây không phải là một ung thư thực sự nhưng có thể là một dấu ấn cho sự phát triển của một ung thư vú trong tương lai. Người ta ước đoán là chỉ khoảng 30% đến 50% các bệnh nhân có loại ung thư này phát triển thành ung thư vú thực sự trong 10 năm sau. Việc điều trị còn chưa được thống nhất.

Ung thư biểu mô tiểu thuỳ xâm nhập - Loại ung thư này có thể di căn và lan tràn đâu đó trong cơ thể. Việc điều trị giống như ung thư biểu mô ống xâm nhập.

Chẩn đoán và điều trị ung thư vú là gì ?

          Với sự hiểu biết về sự phát triển tế bào trong ung thư vú, chúng ta có thể bắt đầu hiểu vì sao vấn đề chẩn đoán và điều trị ung thư thư vú trở thành vấn đề phức tạp và dễ nhầm lẫn với cả thầy thuốc và bệnh nhân. Khi hiểu rằng ung thư vú có thể đã phát triển một thời gian dài trước khi có thể chẩn đoán được bệnh, chúng ta càng hiểu được tầm quan trọng của tự khám vú và chụp X quang vú. Khi ung thư được tìm thấy ở giai đoạn "tại chỗ" hoặc nếu ung thư rất nhỏ, cơ hội để người phụ nữ có một đời sống bình thường cao hơn nhiều.

          Việc hiểu biết này cũng giúp cắt nghĩa vì sao các thuốc (điều trị bằng hoá chất hoặc điều trị bằng hormon) được sử dụng. Nếu ung thư lớn hoặc là xâm nhập khi được phát hiện, nguy cơ di căn tăng. Các tế bào ung thư đáp ứng tốt với các thuốc bổ trợ, bệnh di căn có thể bị phá huỷ. Vì vậy các thuốc này được sử dụng với mục đích để người bệnh có được đời sống bình thường.

Làm gì khi mô vú được mổ lấy ra là ung thư?

          Nếu mô vú là ung thư (ác tính), bác sĩ giải phẫu bệnh sẽ nghiên cứu tiếp để giúp lập kế hoạch điều trị.

Vì sao phải nghiên cứu mô ung thư và nghiên cứu gì?

          Bác sĩ giải phẫu bệnh sẽ nghiên cứu mô ung thư vú được lấy ra để xác định nhiều vấn đề để giúp bác sĩ lâm sàng lập kế hoạch điều trị. Mô ung thư được nghiên cứu để xem các bạch mạch, các mạch máu và/hoặc các cấu trúc khác có bị xâm nhập ung thư hay không. Nếu có các tổn thương trên, bạn sẽ được khuyên dùng thuốc điều trị bổ trợ.

Vì sao bệnh nhân ung thư vú cần được nhiều người giúp đỡ

Điều trị ung thư vú cần cả một nhóm bác sĩ

Để giúp người phụ nữ quyết định và hiểu được việc điều trị ung thư vú của mình, cần gặp gỡ các chuyên gia khác nhau:

          Bác sĩ ung thư học nội khoa : Bác sĩ ung thư học nội khoa sẽ giúp đánh giá các yếu tố tiên lượng và quyết định có cần điều trị bổ trợ không. Bác sĩ ung thư học nội khoa cũng sẽ quyết định các thuốc sẽ sử dụng để điều trị.

     Bác sĩ xạ trị : Bác sĩ xạ trị sẽ giúp đánh giá khả năng điều trị bảo tồn vú. Nếu điều trị bảo tồn vú được quyết định, bác sĩ sẽ tiến hành xạ trị.

Bác sĩ tâm thần học hoặc tâm lý học : Khi một chẩn đoán ung thư vú được xác định, nó sẽ trở thành một thời kỳ đầy sang chấn tinh thần cho người phụ nữ và gia đình. Một số bệnh nhân có thể cảm thấy đau đớn và không thể đưa ra các quyết định hoặc có thể trở thành chán nản. Bằng sự trở giúp tạm thời này, cuộc sống của bệnh nhân và gia đình họ có thể được ổn định.

ĐIỀU TRỊ UNG THƯ VÚ

¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾

 

Trong nhiều năm, phương pháp điều trị ung thư vú duy nhất là cắt bỏ vú triệt căn theo Halsted. Khi sự hiểu biết về ung thư vú được mở rộng, các quan niệm về quản lý và điều trị ung thư vú đã thay đổi. Không phải tất cả các bệnh nhân đều có thể được áp dụng một hình thái phẫu thuật. Tuy nhiên theo loại và kích thước ung thư, một số bệnh nhân có thể cùng được áp dụng một cách điều trị.

Việc điều trị ung thư vú cần đạt được mục tiêu gì?

Mục đích của bất kỳ điều trị ung thư vú nào là kiểm soát được ung thư vú và trả lại cuộc sống bình thường, có đầy đủ chức năng cho bệnh nhân.

Kiểm soát ung thư vú như thế nào?

Kiểm soát ung thư vú có thể được chia làm hai phần điều trị riêng biệt:

Kiểm soát tại chỗ -vùng : Khi một sinh thiết đã được thực hiện, mô vú lấy ra được nghiên cứu ở thời điểm phẫu thuật bởi phẫu thuật viên và nhà giải phẫu bệnh. Mục đích của sinh thiết vú là phải giúp lấy được khối ung thư với vùng mép cắt mô vú bình thường xung quanh khối u. Nếu mục đích này dạt được, "vùng mép cắt không bệnh" thu được và bệnh nhân được điều trị bảo tồn và có thể lựa chọn xem ung thư vú của mình được điều trị như thế nào.

Kiểm soát xa : Nếu một ung thư có tiềm năng di căn xa, mục đích của điều trị là kiểm soát các tế bào này ngoài cơ thể và hạch bạch huyết. Có thể đạt được mục đích này bằng đièu trị bổ trợ.

Làm thế nào để có thể kiểm soát được tại chỗ?

Kiểm soát bệnh ban đầu tại chỗ-vùng thường đạt được bằng phẫu thuật.

Lựa chọn phẫu thuật để điều trị ung thư vú như thế nào?

Điều trị bảo tồn : Vú được điều trị bảo tồn bằng cách cắt rộng vùng ung thư, lấy các hạch nách và điều trị bằng tia xạ.

Cắt bỏ vú : Cắt bỏ vú là mổ lấy toàn bộ khối vú. Cắt bỏ vú đơn thuần là chỉ mổ lấy vú. Cắt bỏ vú triệt căn cải biên là mổ cắt bỏ vú và các hạch bạch huyết của nách.

Điều trị ung thư vú

          Điều trị ung thư vú không phải là công việc của một bác sĩ mà là công việc của một nhóm các chuyên gia. Khi bạn phát hiện thấy có vấn đề ở vú, bạn cần phải theo các bước sau:

Hút kim nhỏ

Hút kim nhỏ để phát hiện những biến đổi của mô vú là gì. Nếu ung thư được phát hiện, sinh thiết vú được thực hiện và có thể  bảo tồn vú nếu có thể được.

Phương pháp một giai đoạn

          Nếu ung thư được tìm thấy trong khi sinh thiết, bệnh nhân và bác sĩ có thể thoả thuận để tiến hành phẫu thuật để điều trị ung thư vú ngay, đây là phương pháp một giai đoạn. Thủ thuật này thường được tiến hành ở bệnh viện.

Phương pháp hai giai đoạn

          Phương pháp này có nghĩa là nếu phát hiện có ung thư trong khi sinh thiết, bệnh nhân và bác sĩ chỉ thoả thuận để xác định chẩn đoán và không tiến hành phẫu thuật tại thời điểm này. Sau khi chẩn đoán được xác định, bệnh nhân có thời gian để thảo luận với bác sĩ về biện pháp điều trị.

Nên lựa chọn phương pháp nào

          Việc lựa chọn giữa phương pháp một giai đoạn và hai giai đoạn là do sự thoả thuận giữa bác sĩ và bệnh nhân. Một số bệnh nhân muốn thực hiện hoàn chỉnh việc sinh thiết và điều trị trong một thì và chọn phương pháp một giai đoạn. Tuy nhiên cách tốt nhất là các u vú có nghi ngờ ác tính được mổ tại một bệnh viện chuyên ung thư có chẩn đoán sinh thiết tức thì ngay trong khi phãu thuật, nếu chẩn đoán ung thư được xác nhận, bệnh nhân sẽ được điều trị phẫu thuật ung thư vú ngay.

          Một số phụ nữ muốn có thời gian để xác định chẩn đoán ung thư và để được thông báo về các biện pháp điều trị, họ chọn phương pháp hai giai đoạn. Người bệnh nhân cũng cần biết là không nên vội vàng với phẫu thuật ung thư vú. Bạn có thời gian để quyết định. Khi một chẩn đoán ung thư vú được xác định, bệnh đã có thể có hàng năm trước khi được chẩn đoán (giai đoạn tiền lâm sàng).

          Khi bệnh nhân đã được thông báo về tình trạng bệnh, chỉ họ có thể quyết định việc điều trị cho mình. Chỉ sau khi đánh giá tất cả các yếu tố tiên lượng, bác sĩ phẫu thuật sẽ hướng dẫn bệnh nhân lựa chọn các điều trị. Một thời gian ngắn giữa sinh thiết và phẫu thuật sẽ không ảnh hưởng tới sự lan tràn của bệnh hoặc cơ hội chữa khổi bệnh. Tuy nhiên thời gian giữa sinh thiết và điều trị không nên dài quá từ 14 đến 21 ngày.

Có thể cứu vãn được vú?

          Mặc dù bị ung thư vú, nhiều trường hợp có thể cứu vãn được vú bằng điều trị bảo tồn.

Cắt bỏ u vú hoặc cắt bỏ một phần vú

          Trong phương pháp này, một sinh thiết được thực hiện bằng cách lấy khối u và thu đươc vùng mép cắt không có ung thư ("vùng mép cắt tự do"). Nếu có thể được việc này nên làm ngay từ khi sinh thiết lần đầu.

Vùng mép cắt tự do là gì?

          Vùng mép cắt tự do (ổ mô vú xung quanh khối u không bị xâm nhập ung thư) là quan trọng trong điều trị bảo tồn vú. Nếu vùng mép cắt mô vú được lấy ra có ung thư, có nguy cơ tái phát của ung thư.

Nếu vùng mép cắt có ung thư và bệnh đã được điều trị bảo tồn, cần phải cắt bỏ lại hoàn toàn. Cần nhớ là nếu vùng mép cắt tự do không đạt được, cần phải cắt bỏ vú, không thể điều trị bảo tồn. Vùng mép cắt tự do là tiêu chuẩn quan trọng nhất để điều trị bảo tồn. Nếu vùng mép cắt bị xâm nhập ung thư, nguy cơ tái phát rất cao. Trong điều trị bảo tồn, đôi khi phải phẫu thuật hai lần, sau đó là xạ trị để điều trị phần vú còn lại. Cần nhớ rằng điều trị bảo tồn phải để lại một vú với hình ảnh đẹp (thẩm mỹ). Nếu không đạt yêu cầu này thì không nên điều trị bảo tồn.

          Sau khi mô vú được lấy ra nghiên cứu, sự lựa chọn có thể là phẫu tích hạch nách hoặc cắt bỏ vú.

Phẫu tích hạch nách (nạo vét hạch nách)

          Các hạch nách được lấy ra nghiên cứu xem có bị di căn ung thư hay không.

Vì sao phải phẫu tích hạch nách?

          Nếu ung thư được phát hiện ở hạch nách, nguy cơ bệnh nhân có ung thư ở đau đó trong cơ thể tăng lên. Nếu hạch nách bị di căn, bác sĩ có thể khuyên sử dụng hormon hoặc hoá trị (điều trị bổ trợ).

Xạ trị thường cần thiết để cứu vú

          Ung thư vú có thể xảy ra ở các phần khác trong mô vú còn lại. Tỷ lệ sống thêm với phẫu thuật bảo tồn vú hình như cũng ngang bằng với tỷ lệ sống thêm khi vú được cắt bỏ.

Bất lợi của điều trị bảo tồn vú là gì?

     Nếu quá nhiều mô vú được cắt bỏ, vú sẽ không còn hình ảnh thẩm mỹ cần thiết .

     Bản chất nhiều trung tâm của ung thư vú cần được chú ý, đó là lý do vì sao phải xạ trị vú.

     Xạ trị có thể gây nên những thay đổi trong vú cũng như ở da xung quanh và các cấu trúc khác, điều đó có thể trở thành vấn đề có ý nghĩa. Điều này có thể không xảy ra trong nhiều trường hợp nhưng bệnh nhân cần nhận thức rõ.

     Xơ hoá mô vú gây nên do xạ trị có thể làm cho việc khám vú trong quá trình theo dõi ung thư trở nên rất khó khăn. Xạ trị kéo dài đến 6 - 8 tuần nên nhiều bệnh nhân không muốn theo quá trình điều trị này.

PHẪU THUẬT CẮT BỎ VÚ

          Các nguyên lý chung về điều trị phẫu thuật:

          Hầu hết các bệnh nhân ung thư vú đều trải qua một cuộc phẫu thuật trong quá trình điều trị bệnh.

          Mục đích của phẫu thuật là loại bỏ nhiều nhất mô ung thư có thể loại bỏ và có các hình thức phẫu thuật khác nhau.

          Một số phụ nữ được phẫu thuật bảo tồn vú (giữ lại vú). Trong phẫu thuật bảo tồn vú, phẫu thuật viên chỉ lấy nhân u tại vú và một ít mô vú xung quanh khối u mà không cắt bỏ toàn bộ vú.

Phẫu thuật bảo tồn vú thường phải kết hợp với xạ trị (điều trị bằng tia).

          Trong phẫu thuật, bác sĩ có thể phẫu tích hạch (mổ lấy hạch) để bác sĩ giải phẫu bệnh tìm ung thư di căn.

          Một số bệnh nhân được sinh thiết hạch cửa (gọi là hạch cửa vì mạch bạch huyết trước khi đi vào các hạch nách phải đi qua nhóm hạch này, thường có một đến 3 hạch cửa) để quyết định có phải phẫu tích toàn bộ hạch nách hay không.

          Đôi khi bác sĩ phải loại bỏ một phần lớn hơn của vú (nhưng không phải toàn bộ vú) và được gọi là cắt bỏ vú một phần. Sau phẫu thuật này cũng cần kết hợp với xạ trị.

          Theo một số nhà ung thư học, trong ung thư giai đoạn sớm (như giai đoạn I và II), phẫu thuật bảo tồn vú cũng có hiệu quả như phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ vú.

          Hầu hết các bệnh nhân mắc ung thư biểu mô ống tại chỗ được phẫu thuật cắt bỏ vú được điều trị xạ trị để dự phòng tái phát tại chỗ của ung thư biểu mô ống tại chỗ, mặc dù một số các bệnh nhân ung thư biểu mô ống tại chỗ này chỉ cần theo dõi chặt chẽ sau phẫu thuật. Lợi ích của phẫu thuật bảo tồn vú là bệnh nhân không cần phải được phẫu thuật tạo hình lại vú.

          Ung thư vú giai đoạn muộn hơn thường được điều trị bằng cắt bỏ vú triệt căn cải biên. Cắt bỏ vú triệt căn cải biên có nghĩa là lấy bỏ toàn bộ vú và phẫu tích hạch nách dưới cánh tay. Những bệnh nhân với ung thư biểu mô ống tại chỗ được cắt bỏ vú không cần thiết phải phẫu tích lấy hạch nách.

Có các hình thái phẫu thuật cắt bỏ vú khác nhau và chúng khác nhau là mô vú nào được lấy đi.

Cắt bỏ vú triệt căn cải biên là gì?

          Đây là phương pháp phổ biến nhất trong điều trị ung thư vú hiện nay. Phẫu thuật này bao gồm lấy bỏ vú và các hạch bạch huyết vùng nách. Các cơ của thành ngực không bị lấy bỏ. Nó không làm biến dạng thành ngực như trong phẫu thuật vú triệt căn. Nhiều ung thư vú được điều trị tốt nhất bằng cắt bỏ vú triệt căn cải biên. Nếu ung thư quá lớn hoặc vú quá nhỏ thì không thể điều trị bảo tồn được, cắt bỏ vú triệt căn cải biên là biện pháp lựa chọn. Trong các trường hợp ung thư có thể ở các vùng khác của vú, cần cắt bỏ vú.

Phẫu thuật vú triệt căn là gì?

          Phẫu thuật cắt bỏ vú triệt căn bao gồm cắt bỏ vú, hạch bạch huyết và các cơ của thành ngực. Trước đây, đây là loại phẫu thuật duy nhất được thực hiện. Ngày nay người ta ít thực hiện phẫu thuật cắt bỏ vú triệt căn.

Phẫu thuật cắt bỏ vú đơn thuần là gì?

          Phẫu thuật này chỉ cắt bỏ vú, để lại các hạch bạch huyết của nách và các cơ của thành ngực nguyên vẹn.

Lợi ích của cắt bỏ vú là gì?

Phẫu thuật cắt bó vú có thể là áp dụng cho các typ khác nhau của ung thư vú. Vì phẫu thuật cắt bỏ vú triệt căn được coi là "chuẩn vàng", tất cả các điều trị phẫu thuật khác phải cho kết quả sống thêm tốt bằng hoặc tốt hơn so với phẫu thuật này. Để thực hiện tốt chỉ định phẫu thuật cắt bỏ vú, một số câu hỏi có thể được đặt ra với cả bác sĩ và phẫu thuật viên:

1.     Vú của bệnh nhân có quá nhỏ với phương pháp phẫu thuật bảo tồn?

2.     Ung thư có quá lớn với phẫu thuật bảo tồn?

3.     Typ ung thư có phải là typ có khả năng tái phát hoặc kết hợp với một ung thư khác ở vú?

4.     Phẫu thuật tạo hình lại vú có mang lại kết quả thẩm mỹ tốt hơn phẫu thuật bảo tồn vú không?

Xạ trị không cần thiết sau phẫu thuật cắt bỏ vú triệt căn cải biên.

          Một số bệnh nhân không chấp nhận xạ trị trong 6 đến 8 tuần sau phẫu thuật. Vì chỉ cần một thời gian sau phẫu thuật cắt bỏ vú là thời gian bình phục sau phẫu thuật, nhiều người kkhông muốn xạ trị sau phẫu thuật và chấp nhận phẫu thuật cắt bỏ vú.

 

 

Làm thế nào để có được vẻ ngoài bình thường khi mặc áo sau khi phẫu thuật cắt bỏ vú?

Thường thường người ta dùng mút độn cài vào áo nâng ngực. Cũng có thể dùng phẫu thuật tạo hình lại vú. Phẫu thuật này phổ biến ở các nước phát triển, nhưng chưa phổ biến ở Việt nam. ở một số nước phẫu thụat tạo hình lại vú được thực hiện ngay trong phẫu thuật cắt bỏ vú hoặc một thời gian sau phẫu thuật.

Sự lựa chọn

Chọn loại phẫu thuật nào?

          Ung thư ở mỗi bệnh nhân khác nhau và không có một câu trả lời đúng cho tất cả các trường hợp. Loại ung thư vú và giai đoạn ung thư quyết định loại phẫu thuật được áp dụng.

          Mỗi câu hỏi của mỗi bệnh nhân cần được trả lời thoả đáng cho trường hợp cụ thể của người bệnh. Điều trị ung thư của mỗi cá thể cần phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Phẫu thuật cần được thảo luận một cách kỹ lưỡng trước khi thực hiện. Đối với người phụ nữ thường đây là sự lựa chọn các nhân và không ai quyết định hộ được. Tuy nhiên khi không đủ sự hiểu biết cần thiết bệnh nhân cần tuân thủ quyết định của bác sĩ.

Sau phẫu thuật

          Đối với phẫu thuật vú, cũng như với bất kỳ phẫu thuật nào, có thể phát sinh các vấn đề cần được giải quyết.

     Bệnh nhân sẽ được cho thuốc giảm đau để tránh các cơn đau phát sinh.

     Các ống dẫn lưu được đặt để tránh tích luỹ dịch sau phẫu thuật.

     Các ống dẫn lưu được rút khi không còn tích luỹ dịch.

     Các chỉ khâu được cắt bỏ trong vòng hai tuần.

     Đôi khi các đường cắt không liền, cần được xử lý lại.

     Cũng như với các phẫu thuật khác, có thể bị nhiễm khuẩn.

          Có các bằng chứng ngày càng nhiều về sự chậm lành vết mổ ở những người hút thuốc lá. Nicotin làm giảm lượng máu tới các mô và tăng nguy cơ nhiễm khuẩn và không liền vết mổ. Điều này thể hiện rất rõ trong phẫu thuật cắt bỏ vú và phẫu thuật tạo hình vú. Bác sĩ cần khuyên bệnh nhân từ bỏ hút thuốc lá trước bất kỳ cuộc phẫu thuật nào. Cũng may là ở nước ta số phụ nữ hút thuốc không nhiều như ở một số nước khác.

Cánh tay có thể bị xưng to

          Sau phẫu thuật loại bỏ hạch, cánh tay có thể bị xưng. Tuy nhiên đây không phải là vấn đề nghiêm trọng.

Có thể có mất cảm giác của cánh tay

          Trong mọi loại phẫu thuật vú, các dây thần kinh cảm giác của mặt sau cánh tay có thể bị tổn hại. Nó có thể hồi phục hoặc không theo thời gian. Tuy nhiên ngay cả khi không hồi phục, đây chỉ là vấn đề nhỏ.

Vận động của vai và cánh tay có thể bị ảnh hưởng?

          Sau phẫu thuật, vận động của vai và cánh tay có thể bị giới hạn. Để dự phòng khả năng này, điều quan trọng là phải luyện tập theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Vật lý trị liệu có thể cần thiết cho một số bệnh nhân.

ĐIỀU TRỊ BỔ TRỢ

          Sau phẫu thuật, phụ thuộc vào giai đoạn bệnh, bệnh nhân có thể cần được điều trị bổ trợ. Đó là điều trị bổ sung để nâng cao hiệu quả của điều trị phẫu thuật. Điều trị bổ trợ cũng nhằm mục đích làm giảm nguy cơ tái phát và tăng cơ hội chữa khỏi bệnh hoàn toàn. Việc lựa chọn điều trị bao gồm điều trị hoá chất, điều trị nội tiết tố và xạ trị và các biện pháp điều trị khác.

Điều trị hoá chất (hoá trị)

Mặc dù khối u được loại bỏ bằng phẫu thuật, thường có nguy cơ tái phát vì có thể có các tế bào ung thư đã lan tràn đến các vị trí xa trong cơ thể.

Để làm giảm nguy cơ tái phát của bệnh, nhiều bệnh nhân được điều trị hoá chất.

Điều trị hoá chất là sử dụng các thuốc "giết" tế bào ung thư, các thuốc này đi khắp cơ thể. Các thuốc này thường được truyền theo đường tĩnh mạch.

Điều trị hoá chất phụ thuộc vào loại ung thư và việc đánh giá tất cả các yếu tố tiên lượng để xem liệu đã có các tế bào ung thư ở các vị trí khác của cơ thể chưa.

Giai đoạn ung thư càng cao thì việc điều trị hoá chất càng quan trọng, tuy nhiên ngay cả những bệnh nhân ở giai đoạn I, điều trị hoá chất vẫn có lợi trong một số trường hợp.

Ở những bệnh nhân giai đoạn sớm, nguy cơ tái phát có thể nhỏ, và vì vậy ích lợi của điều trị hoá chất còn nhỏ hơn.

Tuy nhiên lợi ích của điều trị hoá chất cần được thông báo với hầu hết các bệnh nhân mắc ung thư vú và họ có thể quyết định liệu lợi ích của điều trị hoá chất có vượt qua các tác dụng phụ của thuốc trong trường hợp cụ thể của từng bệnh nhân.

Có nhiều thuốc điều trị hoá chất khác nhau và thuốc thường được dùng kết hợp trong 3 đến 6 tháng sau phẫu thuật.

Tuỳ thuộc vào chế độ hoá trị được dùng, bệnh nhân có thể được dùng thuốc sau mỗi đợt 3 hoặc 4 tuần.

Điều trị hoá chất phải được thực hiện ở bệnh viện vì nhiều loại thuốc phải được truyền qua đường truyền tĩnh mạch.

Hai phác đồ điều trị ung thư vú phổ biến nhất là phác đồ AC (gồm hai loại thuốc là doxorubicin và cyclophosphamide) trong 3 tháng hoặc CMF (gồm ba loại thuốc (cyclophosphamide, metrothexate và fluoracil) trong 6 tháng.

Có những lợi ích và bất lợi với mỗi phác đồ trên và thường bác sĩ ung thư nội khoa sẽ thảo luận với bệnh nhân về việc lựa chọn phác đồ nào.

Dựa trên tình trạng sức khoẻ và nguyện vọng của bệnh nhân và các tác dụng phụ mà bệnh nhân muốn tránh, bệnh nhân có thể trao đổi ý kiến với bác sĩ để chọn được một phác đồ điều trị tốt nhất cho mình.

Đôi khi bệnh nhân bị tái phát ung thư hoặc có bệnh bệnh ngoài tuyến vú ở vào giai đoạn IV. Tất cả các bệnh nhân này cần được điều trị hoá chất và nhiều loại thuốc khác nhau có thể được dùng thử cho đến khi đạt được sự đáp ứng với thuốc.

Đôi khi cần điều trị hoá chất trước mổ, phương thức này được gọi là điều trị hoá chất tân bổ trợ (bổ trợ mới). Phương thức này thường áp dụng cho những ung thư rất muộn để làm cho ung thư thu nhỏ trước khi có thể điều trị phẫu thuật.

Xạ trị

Ung thư vú thường được điều trị tia xạ (xạ trị)

Xạ trị sử dụng các tia năng lượng cao (giống như tia X) để "giết" các tế bào ung thư.

Các tia này có nguồn gốc từ một nguồn bên ngoài và tổng cộng thời gian điều trị thường là 6 tuần ở một trung tâm điều trị tia xạ.

Xạ trị chỉ kéo dài một ít phút và không đau.

Xạ trị sử dụng cho tất cả các bệnh nhân được điều trị bảo tồn tuyến vú.

Xạ trị cũng áp dụng cho các bệnh nhân sau cắt bỏ vú có u lớn, xâm nhập hạch bạch huyết hoặc có vùng mép cắt hẹp và còn tế bào ung thư (vùng mép cắt dương tính).

Xạ trị là quan trọng để làm giảm nguy cơ tái phát tại chỗ và thường được áp dụng cho những bệnh nhân giai đoạn muộn hơn để giết các tế bào ung thư có thể sống trong các hạch bạch huyết.

Bệnh nhân có thể hỏi thêm bác sĩ phụ trách xạ trị về ích lợi, quá trình tiến hành và tác dụng phụ của xạ trị trong trường hợp cụ thể của mình.

Điều trị nội tiết tố

Khi xét nghiệm khối u vú bác sĩ giải phẫu bệnh sẽ xác định liệu khối u vú có chứa các thụ thể estrogen và progesteron hay không.

Các bệnh nhân có u bộc lộ thụ thể estrogen sẽ được điều trị bằng thuốc ức chế estrogen được gọi là Tamoxifen.

Tamoxifen được sử dụng dưới dạng viên trong 5 năm sau phẫu thuật.

Thuốc này đã được chứng minh là làm giảm rõ rệt nguy cơ tái phát nếu mô ung thư bộc lộ các thụ thể estrogen.

Tuy nhiên các tác dụng phụ kết hợp phổ biến với Tamoxifen bao gồm tăng cân, cơn bốc nóng, chảy dịch âm đạo có thể làm bệnh nhân lo lắng.

Cũng có các tác dụng phụ rất ít gặp như hình thành cặn đông máu, đột quỵ hoặc ung thư tử cung làm cho bệnh nhân hoảng sợ khi quyết định sử dụng thuốc.

Bệnh nhân cần nhớ rằng nguy cơ tái phát ung thư thường cao hơn nguy cơ gặp những vấn đề nghiêm trọng đối với Tamoxifen, tuy nhiên quyết định điều trị nội tiết tố là tuỳ bệnh nhân sau khi đã được bác sĩ giải thích rõ trường hợp cụ thể của mình.

Hiện nay cũng đã có các loại thuốc mới được gọi là các chất ức chế men aromatase (một loại enzym) có tác dụng làm giảm việc cung cấp estrogen của cơ thể. Các thuốc này dành cho những bệnh nhân đã mãn kinh. Các bệnh nhân cũng cần được các bác sĩ giải thích rõ về việc dùng loại thuốc này.

Điều trị sinh học 

Các bác sĩ giải phẫu bệnh cũng xét nghiệm khối u để tìm xem u có bộc lộ quá mức Her-2/neu.

Her-2/neu cũng là một thụ thể có trong một số ung thư vú.

Ung thư vú có thụ thể này có nguy cơ tái phát cao hơn sau phẫu thuật.

Một hỗn hợp được gọi là Herceptin (hoặc Trastuzumab) là một chất ức chế thụ thể này và làm ung thư vú ngừng phát triển.

Một số bệnh nhân được dùng loại thuốc này.
 

CÁC TÁC DỤNG PHỤ CỦA ĐIỀU TRỊ UNG THƯ VÚ


Vì điều trị ung thư vú cũng có thể phá huỷ các tế bào và các mô lành, những tác dụng phụ không mong muốn là phổ biến. Các tác dụng phụ phụ thuộc chủ yếu trên loại và độ rộng của điều trị. Các tác dụng phụ có thể không giống nhau ở mỗi phụ nữ và thậm chí với các phụ nữ có cùng một cách điều trị. Tác dụng phụ ở một phụ nữ cũng có thể thay đổi từ đợt điều trị này qua đợt điều trị khác. Bác sĩ điều trị sẽ cắt nghĩa cho bệnh nhân các tác dụng phụ có thể xảy ra và việc khắc phục nó như thế nào.

Phẫu thuật vú

Phẫu thuật có thể gây đau trong một thời gian ngắn và căng da ở vùng phẫu thuật. Trước phẫu thuật bệnh nhân có thể hỏi cán bộ y tế về việc khắc phục tình trạng đau như thế nào. Giống như mọi cuộc phẫu thuật khác, phẫu thuật vú cũng có thể có nguy cơ nhiễm khuẩn, chảy máu và các vấn đề khác. Nếu thấy có vấn đề gì bất thường, cần nói với cán bộ y tế để có cách giải quyết đúng.

Phẫu thuật cắt bỏ một hoặc cả hai vú có thể làm cho người phụ nữ cảm thấy có sự thay đổi về sự mất cân bằng, đặc biệt nếu bệnh nhân có vú khối lượng lớn. Sự mất cân bằng này có thể gây khó chịu ở vùng cổ và lưng. Da ở vùng vú được cắt bỏ có thể căng. Các cơ của cánh tay và vai có thể cảm thấy ít linh hoạt và yếu, nhưng những biểu hiện này chỉ là tạm thời. Bác sĩ và điều dưỡng viên có thể khuyên bệnh nhân luyện tập để giúp bệnh nhân vận động trở lại và làm cho cánh tay và vai khoẻ dần.

Vì các dây thần kinh có thể bị tổn thương hoặc bị cắt trong phẫu thuật, người phụ nữ có thể thấy tê và cảm giác khó chịu ở thành ngực, nách, vai và cánh tay. Các cảm giác này có thể mất đi sau vài tuần hay vài tháng nhưng với một số phụ nữ, cảm giác tê không mất đi.

Phù bạch mạch

Lấy các hạch bạch huyết ở nách làm chậm dòng chảy dịch bạch huyết. Dịch có thể hình thành ở cánh tay và bàn tay. Các phụ nữ phải bảo vệ cánh tay và bàn tay của mình ở bên điều trị trong suốt những năm tháng sau điều trị:

     Tránh mặc áo chật hoặc đeo đồ trang sức ở bên tay bị bệnh.

     Mang túi nhỏ hoặc va-li bằng tay khác.

     Thử máu hoặc đo huyết áp trên tay khác. 

     Đeo găng để bảo vệ tay khi làm vườn hay khi dùng các chất tẩy rửa.

     Thận trọng khi cắt sửa móng tay và tránh cắt vào da đầu ngón tay.

     Tránh bỏng hoặc bỏng nắng ở tay bị nạo vét hạch.

Người phụ nữ cần hỏi bác sĩ phải xử lý như thế nào nếu có các vết cắt trên da tay, vết cắn của ký sinh trùng, bỏng nắng hoặc các tổn thương khác trên cánh tay và tay bên nạo vét hạch. Bệnh nhân cũng cần đi khám bác sĩ nếu cánh tay hoặc tay bị tổn thương, xưng hoặc bị đỏ và nóng.

Nếu phù bạch mạch xảy ra, bác sĩ có thể hướng dẫn cách luyện tập và các phương pháp đối phó với vấn đề này. Chẳng hạn bệnh nhân có thể mặc một tay áo chun giãn để cải thiện tuần hoàn bạch mạch. Bác sĩ cũng có thể hướng dẫn các phương pháp khác, như dùng thuốc, dẫn lưu tuần hoàn bạch mạch bằng tay (xoa bóp) hoặc sử dụng một máy ép nhẹ cánh tay. Bệnh nhân cũng có thể đến các cơ sở vật lý trị liệu để được xử  lý thích hợp.

Xạ trị

Trong quá trình xạ trị, bệnh nhân ung thư vú có thể trở nên mệt mỏi, nhất là vào cuối đợt điều trị. Cảm giác này có thể tiếp tục kéo dài một thời gian ngắn sau khi điều trị kết thúc. Nghỉ ngơi là quan trọng nhưng bác sĩ cũng thường khuyên bệnh nhân cố gắng hoạt động đến mức có thể được.

Cũng phổ biến là da vùng điều trị trở nên đỏ, khô, căng và ngứa. Bệnh nhân có thể có cảm giác nặng và căng ở vú trong trường hợp xạ trị sau điều trị bảo tổn. Các vấn đề này sẽ mất đi theo thời gian. Vào cuối đợt điều trị da có thể trở nên ẩm ướt và "ứa nước". Để các vùng da này tiếp xúc với không khí nhiều nhất có thể được có thể hết các biểu hiện này.

Vì áo con và một số loại quần áo khác có thể chà xát da và gây kích thích, bệnh nhân có thể mặc các quần áo sợi bông rộng trong thời gian này. Chăm sóc da nhẹ nhàng cũng là quan trọng và bệnh nhân cần hỏi ý kiến bác sĩ trước dùng các chất khử mùi, thuốc rửa hoặc kem trên vùng da điều trị. Các tác dụng này của xạ trị trên da là tạm thời và vùng này đần khỏi khi điều trị kết thúc. Tuy nhiên có thể có thay đổi kéo dài trên da.

Hoá trị

Cũng như xạ trị, hoá trị ảnh hưởng đến các tế bào bình thường cũng như các tế bào ung thư. Tác dụng phụ của hoá trị chủ yếu phụ thuộc vào các thuốc đặc hiệu và liều. Nói chung các thuốc chống ung thư ảnh hưởng đến các tế bào phân chia nhanh, đặc biệt là:

- Các tế bào máu: Các tế bào này có vai trò chống nhiễm khuẩn, giúp cho máu thành cục đông làm tắc các mạch máu nhỏ bị đứt để chống chảy máu, và mang oxy tới các vùng khác nhau của cơ thể. Khi các tế bào máu bị tổn hại, bệnh nhân dễ bị nhiễm trùng hơn, có thể bị các vết thâm tím hoặc hoặc chảy máu dễ dàng, và có thể cảm thấy yếu và mệt mỏi.

- Các tế bào ở chân tóc: Hoá trị có thể dẫn đến rụng tóc. Tóc mọc lại nhưng tóc mới có thể thay đổi màu.

- Các tế bào phủ ống tiêu hoá: Hoá trị có thể gây nên chán ăn, nôn và buồn nôn, ỉa chảy hoặc đau miệng, đau môi. Hầu hết các tác dụng phụ này có thể kiểm soát được bằng thuốc.

Một số thuốc chống ung thư có thể gây tổn hại buồng trứng. Nếu các buồng trứng bị tổn thương ngừng sản xuất các hormon, người phụ nữ có thể có triệu chứng của mãn kinh như cơn bốc nóng và khô âm đạo. Chu kỳ kinh của bệnh nhân có thể trở nên không đều hoặc có thể dừng hẳn và bệnh nhân trở thành vô sinh. Với các phụ nữ trên 35 tuổi việc không sinh đẻ trở nên vĩnh viễn.

Mặt khác nếu người phụ nữ còn đang có khả năng sinh đẻ trong khi hoá trị, họ có thể bị có mang trong thời gian này. Do hậu quả của hoá trị trên đứa trẻ không được biết rõ, người phụ nữ phải trao đổi với bác sĩ về việc kiểm soát sinh đẻ trước khi bắt đầu điều trị.

Điều trị nội tiết

Các tác dụng phụ của điều trị nội tiết phụ thuộc chủ yếu vào thuốc đặc hiệu hoặc loại điều trị. Tamoxifen là thuốc điều trị hormon phổ biến nhất. Nó ức chế hiệu quả của estrogen trên tế bào. Không phải tất cả các phụ nữ dùng tamoxifen đều có tác dụng phụ. Nói chung các tác dụng phụ của estrogen giống như một số triệu chứng của mãn kinh. Các tác dụng phụ phổ biến nhất là cơn bốc nóng và chảy dịch âm đạo. Một số phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt không đều, đau đầu, mệt mỏi, nôn và/hoặc buồn nôn, khô hoặc ngứa âm đạo, kích thích của da xung quanh âm đạo và nổi mụn nhỏ trên da.

Phụ nữ đang hành kinh có thể có mang trong lúc đang điều trị tamoxifen. Tamoxifen có thể có hại cho đứa bé. Các bệnh nhân cần hỏi bác sĩ về các biện pháp kiểm soát có mang trước khi dùng tamoxifen.

Các hậu quả nghiêm trọng của tamoxifen là hiếm gặp. Tuy nhiên nó có thể gây các cục máu đông trong lòng các tĩnh mạch, đặc biệt ở chân và ở phổi. Ở một số nhỏ phụ nữ, tamoxifen có thể làm tăng nhẹ nguy cơ đột quỵ. Thuốc cũng có thể gây nên ung thư từ lớp màng phủ mặt trong tử cung (nội mạc) hoặc lớp cơ của tử cung. Cần báo cáo với bác sĩ nếu có một chảy máu âm đạo bất thường. Bác sĩ có thể khám vùng khung chậu, sinh thiết lớp phủ mặt trong tử cung hoặc chỉ định các xét nghiệm khác.

Nếu điều trị nội tiết tố bằng phẫu thuật cắt buồng trứng, người phụ nữ sẽ đi vào mãn kinh ngay lập tức (mãn kinh nhân tạo). Các tác dụng phụ hình như trầm trọng hơn so với các biểu hiện của mãn kinh tự nhiên. Cán bộ y tế có thể hướng dẫn các phương pháp đối phó với các tác dụng phụ này.

Điều trị sinh học

Herceptin là liệu pháp sinh học được sử dụng để điều trị các ung thư vú đã lan tràn. Các tác dụng phụ xảy ra trong lần điều trị đầu tiên bằng Herceptin là sốt và rét run. Các tác dụng phụ khác có thể xảy ra bao gồm đau, mệt, nôn, buồn nôn, ỉa chảy, đau đầu, khó thở, và phát ban. Các tác dụng phụ này trở nên ít trầm trọng hơn sau lần điều trị đầu tiên.

Herceptin cũng có thể gây tổn thương tim dẫn đến suy tim. Nó cũng có thể ảnh hưởng đến phổi gây khó thở đòi hỏi sự chú ý can thiệp ngay. Trước khi điều trị bằng herceptin, bác sĩ phải kiểm tra tim và phổi cho bệnh nhân. Trong khi điều trị bác sĩ phải theo dõi các dấu hiện của các biểu hiện  tổn thương tim và phổi.

Điều trị bổ trợ và điều trị thay thế trong ung thư vú

Một số phụ nữ ung thư vú sử dụng các phương pháp y học bổ trợ hay thay thế để làm giảm các stress hoặc làm giảm các tác dụng phụ và các triệu chứng:

Một phương pháp nói chung được gọi là y học bổ trợ khi được sử dụng thêm vào với việc điều trị được bác sĩ chỉ định.

Một phương pháp được gọi là y học thay thế khi nó được sử dụng thay cho một điều trị chuẩn.

Mốt số phương pháp y học bổ trợ hay thay thế bao gồm châm cứu,  xoa bóp, các sản phẩm thực vật, vitamin, chế độ ăn. Trước khi sử dụng một trong bất kỳ các biện pháp này, bệnh nhân phải hỏi bác sĩ về lợi ích và các nguy cơ của biện pháp bổ trợ và thay thế.

 

 

CÁC YẾU TỐ TIÊN LƯỢNG CỦA UNG THƯ VÚ

 

Tuổi

          Bệnh nhân là trước mãn kinh hay sau mãn kinh.

Kích thước

Kích thước của ung thư vú và kích thước của vú người phụ nữ là quan trọng trong quyết định điều trị ung thư vú như thế nào. Nếu khối ung thư quá lớn hoặc vú người phụ nữ quá nhỏ thì không thể điều trị bảo tồn được. Điều quan trọng là phải có được vùng mép cắt không có ung thư quanh khối u. Nếu không có được vùng mép cắt không có ung thư, có nguy cơ là tái phát ung thư ở vùng vú còn lại. Kích thước u cũng sẽ quyết định liệu có phải điều trị bổ trợ không. Khi một ung thư trở nên lớn hơn, nguy cơ di căn tăng. Có ý kiến trái ngược về nhu cầu điều trị bổ trợ khi ung thư có đường kính nhỏ hơn 1cm không có di căn hạch nách. Một số chuyên gia khuyên nên điều trị bổ trợ cho những ung thư lớn không có di căn hạch nách.

Loại u

Loại u (typ u) được xác định là quan trọng để quyết định điều trị như thế nào. Một số loại ung thư có thể tái phát trừ khi cắt bỏ vú.

Các ung thư khác nhau ở một vú

Ung thư vú có thể là một bệnh nhiều trung tâm (có thể xảy ra cùng một lúc ở các vùng khác nhau của một vú).

Một số nhà nghiên cứu đã phát hiện khi ung thư nội ống được tìm thấy hoặc đơn độc (chỉ có một ổ), hoặc kết hợp với ung thư xâm nhập ở ổ mô vú được sinh thiết, có nguy cơ rất cao ung thư sẽ tái phát ở vú. Trường hợp này đòi hỏi phải cắt bỏ vú.

Hạch bạch huyết

Nếu hạch bạch huyết ở nách bị xâm nhập ung thư, cần điều trị thuốc bổ trợ cho những bệnh nhân này. Khi hạch bạch huyết bị di căn, có nguy cơ cao ung thư vượt ra ngoài sự kiểm soát tại vùng và lan tràn đâu đó trong cơ thể đòi hỏi phải có biện pháp điều trị bổ trợ.

Các thụ thể nội tiết

Một số ung thư vú có nhu cầu hormon để hỗ trợ cho sự phát triển. Các vị trí của các hormon này (estrogen và progesteron) sẽ được nghiên cứu trên mô ung thư vú để quyết định điều trị bổ trợ. Nếu các thụ thể này được tìm thấy trên mô vú (dương tính), bệnh nhân sẽ được phẫu thuật cắt hai buồng trứng và điều trị bổ trợ bằng tamoxifen.

Đếm tế bào dòng chảy

Một kỹ thuật tương đối mới để xác định u phát triển nhanh như thế nào.

Các nghiên cứu khác

Có các nghiên cứu mới hơn có thể được thực hiện  trên mô vú đã được cắt bỏ. Yếu tố phát triển biểu bì, các gen ung thư (oncogen neu) và cathepsin D có thể trở thành quan trọng trong tương lai.

 

Định giai đoạn

Định giai đoạn có nghĩa là tất cả các yếu tố liên quan đến ung thư vú đều được nghiên cứu. Nhiều nghiên cứu có thể là cần thiết để có được thông tin này. Thêm vào các điểm nêu trên, các nghiên cứu có thể bao gồm chụp sàng lọc xương, chụp X quang lồng ngực, chụp sàng lọc não hoặc gan, xét nghiệm não hoặc có thể chụp cắt lớp vi tính.

Sau khi tất cả các yếu tố tiên lượng được xác định, ung thư được định giai đoạn. Điều này được thực hiện bằng hệ thống định giai đoạn quốc tế giúp xác định các ung thư của mỗi cá nhân bệnh nhân vào một nhóm (phân nhóm). Bằng cách định giai đoạn này, có thể thực hiện việc so sánh ung thư của các bệnh nhân với nhau. Điều đó có thể chỉ rõ tiên lượng bệnh và liệu điều trị bổ trợ có cần thiết không.

Điều cần chú ý

Tất cả các ung thư là khác nhau và bệnh nhân ung thư vú không nên so sánh tình trạng bệnh của mình với tình trạng bệnh của một người bạn hay một người hàng xóm với cùng một bệnh. Bệnh ung thư của mỗi người cần được đánh giá riêng biệt. Qua việc định giai đoạn mà ung thư của mỗi người được đánh giá riêng biệt.


THEO DÕI SAU ĐIỀU TRỊ


Việc kiểm tra đều đặn sau điều trị ung thư vú là quan trọng. Ngay cả khi bệnh hình như được cắt bỏ hoặc phá huỷ hoàn toàn, bệnh đôi khi tái phát vì các tế bào ung thư không phát hiện được đôi khi còn nằm lại ở đâu đó trong cơ thể. Cán bộ y tế cần giám sát sự phục hồi sức khoẻ và kiểm tra sự tái phát của ung thư. Việc kiểm tra giúp bất cứ một thay đổi nào của cơ thể cũng được ghi nhận.

Một bệnh nhân có ung thư ở một vú bên vú cần báo cáo ngay với bác sĩ nếu có những thay đổi ở vùng điều trị hoặc ở vú bên kia. Bệnh nhân cũng cần báo cáo với bác sĩ nếu có bất kỳ một vấn đề sức khoẻ nào như đau, chán ăn hoặc sút cân, những thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt, chảy máu âm đạo bất thường hoặc nhìn mờ. Bệnh nhân cũng cần báo cáo với bác sĩ nếu các biểu hiện đau đầu, chóng mặt, hơi thở ngắn, ho hoặc khàn tiếng, đau lưng, rối loạn tiêu hoá là bất thường và không mất đi. Một số vấn đề có thể phát sinh sau nhiều tháng hoặc nhiều năm sau điều trị. Nó có thể là biểu hiện của bệnh tái phát trở lại nhưng nó cũng có thể là triệu chứng của nhiều vấn đề sức khoe khác. Điều quan trọng là phải sớm trình bày các vấn đề này với bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Việc theo dõi bao gồm khám vú, thành ngực, cổ và nách. Vì phụ nữ có ung thư vú có nguy cơ mắc ung thư trở lại, cần chụp X quang vú đã được điều trị và chụp X quang vú cả bên không bị ung thư. Đó là vì khi đã mắc ung thư vú là có nguy cơ tái phát và phát sinh ung thư vú bên kia. Nếu bệnh nhân đang dùng Tamoxifen, cần khám vùng khung chậu mỗi năm một lần và nếu có chẩy máu âm đạo bất thường cần thông báo với bác sĩ. Đôi khi bác sĩ có thể yêu cầu các phương pháp chẩn đoán hình ảnh hoặc các xét nghiệm.

Lịch theo dõi có thể thực hiện như sau:

     Đầu tiên bệnh nhân cần được khám lại 3- 4 tháng một lần.

     Sau một thời gian theo dõi, nếu không có bệnh tái phát, khoảng thời gian giữa các đợt khám lại có thể kéo dài hơn.

     Sau 5 năm, bệnh nhân vẫn cần đến khám lại mỗi năm một lần.


HỖ TRỢ VỚI CÁC PHỤ NỮ BỊ UNG THƯ VÚ


Một chẩn doán ung thư vú có thể làm thay đổi cuộc sống của người phụ nữ và những người thân thiết nhất với họ. Những thay đổi này có thể khó đối phó. Rất phổ biến với các phụ nữ có thể có nhiểu cảm xúc rất khác nhau và đôi khi nhầm lẫn. Nhiều phụ nữ thấy rằng khi có thông tin tốt và có sự giúp đỡ, họ có thể dễ dàng đối mặt với bệnh tật.

          Những người sống với ung thư có thể lo lắng về việc gìn giữ gia đình, giữ việc làm hoặc tiếp tục các hoạt động hàng này. Những lo lắng về việc thực hiện các xét nghiệm, điều trị, nằm lại bệnh viện và việc thanh tóan viện phí cũng là phổ biến. Các cán bộ y tế có thể trả lời các câu hỏi của họ về điều trị, việc làm và các hoạt động khác. Gặp gỡ với các bạn bè, người quen trong ngành y tế có thể giúp họ trình bày về những suy nghĩ và lo lắng của họ.

          Các bạn bè và các người thân có thể giúp họ rất nhiều. Nhiều phụ nữ còn tìm thấy sự giúp đỡ của chính những người bị ung thư. Các phụ nữ ung thư vú có thể tập hợp với nhau thành những nhóm hỗ trợ, ở đây họ có thể chia sẻ những gì họ đã học được về việc đối mặt với bệnh tật và các tác dụng phụ của điều trị. Điều quan trọng cần nhớ là hoàn cảnh và bệnh tật ở mỗi phụ nữ khác nhau. Cách thức người phụ nữ này đối mặt với ung thư có thể không đúng với người khác. Người phụ nữ có thể hỏi bác sĩ về những lời khuyên họ nhận được từ những phụ nữ sống sót sau ung thư vú khác.

          Có thể tổ chức các chương trình đặc biệt cho phụ nữ bị ung thư vú. Có tể đào tạo những phụ nữ bị ung thư vú tình nguyện có thể nói chuyện hoặc đến thăm những phụ nữ bị ung thư vú, cung cấp những thông tin và góp phần hỗ trợ về tâm lý. Họ có thể chia sẻ với nhau về các kinh nghiệm điều trị ung thư vú và việc thích nghi trở lại trong cuộc sống.

          Đôi khi những phụ nữ mắc ung thư vú cũng lo lắng là những thay đổi trên cơ thể họ sẽ ảnh hưởng đến việc nhìn họ như thế nào và những người khác cảm nghĩ về họ như thế nào. Họ cũng có thể lo lắng về ung thư vú và việc điều trị ung thư vú sẽ ảnh hưởng đến quan hệ tình dục của họ. Nhiều cặp vợ chồng tìm thấy cần hỗ trợ cho họ để trình bày về những lo lắng của họ.

Sự hứa hẹn của nghiên cứu ung thư vú

          Nghiên cứu dẫn đến những tiến bộ quan trọng trong ung thư vú. Các bác sĩ ở Hoa Kỳ và các nước khác trên thế giới đang tiến hành nhiều thử nghiệm lâm sàng (nghiên cứu có những người tình nguyện tham gia). Đó là những nghiên cứu các phương pháp mới để dự phòng, phát hiện, chẩn đoán và điều trị ung thư. Các nhà khoa học cũng đang nghiên cứu về các ảnh hưởng tâm lý của bệnh và các phương pháp để cải thiện sự dễ chịu cho bệnh nhân và chất lượng cuộc sống của họ.

          Các thử nghiệm lâm sàng nhằm trả lời những câu hỏi quan trọng và tìm kiếm liệu một phương pháp mới có an toàn và hiệu quả không. Thường các thử nghiệm lâm sàng so sánh các kết quả của một phương pháp mới với một phương pháp đã được thừa nhận rộng rãi.

Các bệnh nhân tham gia vào các thử nghiệm lâm sàng có thể được hưởng lợi ích của các phương pháp điều trị mới. Họ cũng có thể có đóng góp trọng cho y học bằng việc giúp đỡ bác sĩ hiểu nhiều hơn về bệnh. Mặc dù các thử nghiệm lâm sàng có thể có một vài nguy cơ, các nhà nghiên cứu tiến hành nhiều bước để bảo vệ bệnh nhân của mình.

 

Các câu hỏi bệnh nhân có thể sử dụng hỏi bác sĩ để biết rõ hơn về trường hợp cụ thể của mình

Về sinh thiết

Tôi sẽ được tiến hành loại sinh thiết nào? Vì sao?

Sinh thiết sẽ kéo dài trong bao lâu? Tôi có bị đau không? Có phải gây mê hay gây tê không?

Sau bao lâu tôi sẽ biết kết quả sinh thiết?

Sinh thiết có nguy cơ gì? Có bị nhiễm trùng hay chảy máu sau sinh thiết không?

Nếu tôi bị ung thư, ai sẽ nói với tôi về điều trị?

Về giai đoạn ung thư

Tôi đang mắc loại ung thư nào?

Kết quả xét nghiệm thụ thể nội tiết của tôi ra sao? Các xét nghiệm nào khác được thực hiện trên mô u, kết quả ra sao?

Bệnh của tôi ở vào giai đoạn nào? Ung thư đã lan tràn chưa?

Những thông tin trên sẽ giúp cho việc quyết định tôi cần theo loại  điều trị nào và các xét nghiệm gì tôi cần thực hiện tiếp?

Các câu hỏi trước khi bắt đầu điều trị

Cách điều trị chọn lọc của tôi là gì? Bác sĩ khuyên tôi cách điều trị nào là tốt nhất? Vì sao?

Lợi ích của mỗi loại điều trị là gì?

Nguy cơ và các tác dụng phụ của mỗi loại điều trị?

Điều trị của tôi sẽ hết bao nhiêu tiền? Bảo hiểm y tế có thanh toán cho việc điều trị của tôi không?

Điều trị có ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của tôi không?

Có thử nghiệm lâm sàng nào thích hợp với tôi không?

Về điều trị phẫu thuật

Loại phẫu thuật nào tôi được xem xét? Tôi có được điều trị bảo tồn không? Loại phẫu thuật nào thích hợp nhất với tôi? Nguy cơ của phẫu thuật là gì?

Phẫu thuật vét hạch nách có áp dụng với tôi không? Vì sao?

Tôi sẽ có cảm giác như thế nào sau phẫu thuật? Tôi sẽ phải ở trong bệnh viện bao nhiêu lâu?

Tôi sẽ phải tự chăm sóc mình và chăm sóc vết mổ như thế nào sau khi tôi về nhà?

Sẹo mổ sẽ ở đâu? Vết sẹo trông như thế nào?

Tôi cần phải luyện tập như thế nào để lấy lại cảm giác và sức mạnh của tay và vai? Tôi có cần sự hướng dẫn của bác sĩ liệu pháp vật lý hay  điều dưỡng viên hướng dẫn luyện tập không?

Khi nào tôi có thể hoạt động bình thường trở lại? Cần tránh những hoạt động gì?

Các câu hỏi trước khi xạ trị

Vì sao biện pháp điều trị này là cần thiết với tôi?

Các lợi ích, nguy cơ và tác dụng phụ của điều trị này là gì? Da tôi có bị hư hại không?

Điều trị này có tác dụng kéo đài không?

Khi nào điều trị bắt đầu? Làm thế nào để biết được việc điều trị của tôi đang tiến triển? Khi nào điều trị sẽ kết thúc?

Tôi sẽ cảm thấy như thế nào trong khi đang điều trị?

Tôi sẽ phải tự chăm sóc như thế nào trước, trong và sau khi điều trị?

Tôi có thể tiếp tục các hoạt động bình thường của mình được không?

Thành ngực của tôi sẽ thấy như thế nào sau điều trị?

Nguy cơ bệnh sẽ quay trở lại với vú của tôi như thế nào?

PGS.TS. Lê Đình Roanh và ThS. Nguyễn Văn Chủ

Giới thiệu chung

1/16/2024 12:34:07 AM
<p><strong>Chuyen cua chau Nguyen Ngoc Khanh</strong></p>
<p>Anh <strong>Đặng Đ&igrave;nh Thiết</strong><br/>(ảnh chụp năm 2006)</p>
<p><strong>Sach da xuat ban</strong></p>
<p><strong>Sach da xuat ban</strong></p>
<p><strong>Sach da xuat ban</strong></p>
<p><strong>Sach da xuat ban</strong></p>
<p><strong>Sach da xuat ban</strong></p>
<p><strong>Sach da xuat ban</strong></p>