Liên Hệ | English
Danh Mục
Giới thiệu
Phổ biến kiến thức
Tư vấn
Cuộc sống sau điều trị
Bệnh học ung thư
Dịch vụ y tế
Ung thư trẻ em
Công trình nghiên cứu
Diễn dàn
Tin tức & Sự kiện
Hợp tác
Liên hệ
Đường dây nóng
Liên Kết Website
Tìm kiếm
 
Counter engine
HTML Hit Counters
Giới thiệu

CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ MẮC BỆNH UNG THƯ

          Các bác sĩ thường không thể giải thích được tại sao một người phát triển bệnh ung thư và người khác lại không. Nhưng nghiên cứu chỉ ra rằng một số yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng một người sẽ phát triển bệnh ung thư. Sau đây là những yếu tố nguy cơ thông thường nhất đối với bệnh ung thư:
-    Tuổi già
-    Thuốc lá
-    Ánh sáng mặt trời
-    Bức xạ ion hoá
-    Một số hoá chất và các chất khác
-    Một số loại virus và vi khuẩn
-    Một số hormon
-    Tiền sử bệnh ung thư gia đình
-    Rượu
-    Chế độ ăn uống thiếu thốn, thiếu hoạt động cơ thể hoặc thừa cân
         Nhiều yếu tố trong số những yếu tố nguy cơ này có thể ngăn ngừa được. Những yếu tố khác như tiền sử bệnh gia đình là không thể tránh được. Mọi người có thể tự bảo vệ mình bằng cách tránh xa các yếu tố nguy cơ đã biết bất cứ lúc nào có thể được.
         Nếu bạn nghĩ rằng bạn có thể đang có nguy cơ mắc bệnh ung thư, bạn cần phải trình bày những lo lắng này với các bác sĩ. Có thể bạn muốn hỏi về việc làm thế nào để giảm các yếu tố nguy cơ của bạn và về một kế hoạch kiểm tra bệnh .
         Sau một thời gian, một số yếu tố có thể cùng tác động làm cho các tế bào bình thường trở thành ung thư. Khi nghĩ đến nguy cơ mắc bệnh ung thư của bạn, có một số điều cần lưu ý:
-    Không phải tất cả mọi yếu tố đều gây ra ung thư
-    Ung thư không gây nên do tổn thương, ví dụ như sự va mạnh hoặc vết thâm tím
-    Ung thư không lây truyền. Mặc dù việc nhiễm một số virus hoặc vi khuẩn nào đó có thể làm tăng nguy cơ của một số loại ung thư, không ai có thể “nhiễm” ung thư từ một người khác.
-    Có một hay nhiều hơn các yếu tố nguy cơ không có nghĩa là bạn sẽ bị ung thư. Nhiều người có các yếu tố nguy cơ lại không bao giờ phát triển bệnh ung thư.
-    Một số người nhậy cảm hơn những người khác đối với những yếu tố nguy cơ đã biết.
         Những phần viết dưới đây là các thông tin chi tiết hơn về các yếu tố nguy cơ thông thường nhất đối với bệnh ung thư.
Tuổi già
         Yếu tố nguy cơ quan trọng nhất đối với bệnh ung thư là tuổi già. Hầu hết các bệnh ung thư xuất hiện ở những người trên 65 tuổi. Nhưng mọi người ở mọi lứa tuổi, bao gồm trẻ em cũng có thể mắc bệnh ung thư.
Thuốc lá
         Việc hút thuốc lá là nguyên nhân dẫn đến tử vong có thể dễ dự phòng nhất. Hàng năm, hơn 180.000 người Mỹ bị chết vì ung thư có liên quan đến việc hút thuốc.
         Việc sử dụng các sản phẩm thuốc lá hoặc thường xuyên bị bao quanh bởi khói thuốc lá (môi trường khói thuốc hoặc hút thuốc thụ động) tăng nguy cơ bệnh ung thư.
         Những người hút thuốc lá có khả năng phát triển bệnh ung thư phổi, thanh quản, miệng, thực quản, bàng quang, thận, họng, dạ dày, lách hoặc cổ tử cung nhiều hơn những người không hút thuốc. Họ còn có khả năng phát triển bệnh ung thư bạch cầu dạng tuỷ cấp tính (ung thư bắt đầu ở các tế bào máu).
         Những người sử dụng thuốc lá không khói (ngửi hoặc nhai thuốc lá) có tăng nguy cơ ung thư miệng.
         Việc bỏ thuốc lá là quan trọng đối với bất kỳ người nào đang hút thuốc – ngay cả đối với những người đã hút thuốc trong nhiều năm. Nguy cơ mắc bệnh ung thư đối với những người bỏ thuốc thấp hơn nguy cơ đối với những người tiếp tục hút thuốc (nhưng nguy cơ mắc bệnh ung thư thường là thấp nhất trong số những người không bao giờ sử dụng thuốc lá).
         Ngoài ra, đối với những người đã mắc bệnh ung thư, bỏ thuốc lá có thể làm giảm khả năng mắc các bệnh ung thư khác.
Ánh nắng mặt trời
         Bức xạ tia cực tím (UV) đến từ mặt trời, đèn chiếu ánh sáng mạnh để quay phim và do phơi nắng. Tia cực tím gây ra lão hoá da và việc gây tổn hại cho da có thể dẫn đến bệnh ung thư da.
         Các bác sĩ khuyến khích mọi người ở mọi lứa tuổi hạn chế đi dưới ánh nắng mặt trời và tránh xa những nguồn tia cực tím khác.
-    Tốt nhất là tránh mặt trời vào buổi trưa (từ giữa buổi sáng đến chiều muộn) nếu có thể. Bạn còn có thể tự bảo vệ mình khỏi sự bức xạ của tia cực tím được phản chiếu từ cát, nước, tuyết và băng. Tia cực tím có thể xuyên qua loại vải sáng màu, kính chắn gió và cửa sổ.
-    Hãy mặc áo dài tay, quần lót chẽn gối dài của phụ nữ, đội mũ rộng vành và mang kính râm với những loại thấu kính hấp thu tia cực tím.
-    Sử dụng kem chống nắng. Kem chống nắng có thể giúp ngăn ngừa bệnh ung thư da, đặc biệt loại kem có chỉ số chống nắng (SPF) thấp nhất là 15. Nhưng kem chống nắng không thể thay thế được việc tránh xa tia nắng mặt trời và mặc quần áo để bảo vệ da.
-    Giữ một khoảng cách với các loại đèn chiếu sáng mạnh của máy quay phim. Các loại ánh sáng này không an toàn hơn ánh sáng mặt trời.
Sự bức xạ ion hoá
         Bức xạ ion hoá có thể gây tổn hại tế bào dẫn đến bị ung thư. Loại bức xạ này là những tia xâm nhập vào tầng khí quyển của trái đất từ vũ trụ, bụi phóng xạ, khí ga, tia X và các nguồn khác.
         Bụi phóng xạ có thể có từ những vụ tai nạn ở các nhà máy năng lượng hạt nhân, hoặc từ việc sản xuất chế tạo, sự thử nghiệm nghiên cứu hoặc sử dụng các loại vũ khí nguyên tử. Những người bị phơi nhiễm với bụi có thể có tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư, đặc biệt là bệnh bạch cầu và các bệnh ung thư của tuyến giáp, vú, phổi và dạ dày.
         Khí phóng xạ là một loại khí ga phóng xạ mà bạn không thể nhìn thấy, ngửi hoặc nếm được. Khí này được hình thành trong đất và đá. Những người làm việc trong các hầm mỏ có thể bị phơi nhiễm với khí phóng xạ. Trên một số vùng của lãnh thổ, khí phóng xạ được tìm thấy trong một số toà nhà. Những người bị phơi nhiễm với khí phóng xạ có tăng nguy cơ ung thư phổi.
Các thủ thuật y học là nguồn phổ biến của sự phát xạ
-    Các bác sĩ sử dụng phóng xạ (tia X liều thấp) để tạo ra các hình ảnh bên trong của cơ thể con người. Những hình ảnh này giúp chẩn đoán các xương bị gãy và những biến chứng khác.
-    Các bác sĩ sử dụng liệu pháp xạ trị (phóng xạ liều cao từ những loại máy móc lớn hoặc từ các chất phóng xạ) để điều trị ung thư.
         Nguy cơ mắc ung thư từ những tia X liều thấp là cực kỳ thấp. Nguy cơ từ liệu pháp xạ trị thì cao hơn không đáng kể. Đối với cả hai loại, lợi ích gần như luôn có nhiều giá trị hơn nguy cơ không quan trọng.
         Bạn cần nói chuyện với bác sĩ của bạn nếu bạn thấy lo lắng là bạn có thể có nguy cơ mắc ung thư vì xạ trị.
         Nếu bạn sống trong vùng lãnh thổ có khí phóng xạ, bạn có thể yêu cầu kiểm tra nhà bạn vì mức cao của khí ga. Việc kiểm tra khí phóng xạ trong nhà là rất dễ làm và không tốn kém. Hầu hết các dụng cụ và đồ dùng trong nhà đều có thể chứa phóng xạ.
         Bạn nên nói với bác sĩ hoặc bác sĩ nha khoa của bạn về sự cần thiết đối với mỗi tia X. Bạn cũng nên đề nghị dùng tấm chắn để bảo vệ những vùng cơ thể không phải chiếu tia X.
         Các bệnh nhân ung thư có thể nói chuyện với bác sĩ của họ về việc điều trị xạ trị có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư thứ hai sau này như thế nào.
Các loại thuốc và các chất khác
         Những người có một số công việc nhất định (ví dụ như thợ sơn, công nhân xây dựng và những người làm trong ngành công nghiệp hoá chất) có tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng việc phơi nhiễm với amiăng, benzen, ét xăng, catmi, nickel hoặc nhựa clorua trong môi trường làm việc có thể gây ra ung thư.
         Những tài liệu dưới đây và những lời khuyên chắc chắn để tránh hoặc giảm bớt sự tiếp xúc với các chất có hại ở cả nơi làm việc và ở nhà. Tuy nhiên, nguy cơ là cao hơn đối với những công nhân bị phơi nhiễm lâu năm. Khi ở nhà chúng ta cần cẩn thận hơn khi mua bán thuốc trừ sâu, dầu động cơ, sơn, các chất dung môi, và các loại hoá chất khác.
Một số virus và vi khuẩn khác
         Việc bị nhiễm một số loại virus hoặc vi khuẩn nhất định có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh ung thư.
         Virus sinh u nhú ở người (HPVs): nhiễm HPV là nguyên nhân chính của ung thư cổ tử cung. Loại virus này còn có thể là một yếu tố nguy cơ đối với các typ khác của ung thư.
      -   Virus viêm gan B và viêm gan C: Ung thư gan có thể phát triển sau nhiều năm bị nhiễm bệnh viêm gan B hoặc viêm gan C.
-    Bệnh bạch cầu tế bào T ở người/virus u lympho (HTLV-1): việc nhiễm HTLV-1 làm tăng nguy cơ bệnh u lympho và bệnh bạch cầu ở người.
-    Virus suy giảm miễn dịch ở người (HIV): HIV là loại virus gây ra bệnh AIDS. Những người bị nhiễm HIV có nguy cơ cao với bệnh ung thư, ví dụ như u lympho và một loại ung thư hiếm gặp gọi là sacom Kaposi (Kaposis sarcoma).
-    Virus Epstein- Barr (EBV): việc nhiễm virus EBV có liên quan đến tăng nguy cơ bệnh u lympho và ung thư biểu mô vòm họng.
-    Virus Herpes 8 ở người (HHV8): loại virus này là một yếu tố nguy cơ đối với bệnh sacom Kaposi.
-    Helicobacter pylori: loại vi khuẩn này có thể gây ra những chỗ loét ở dạ dày. Vi khuẩn này còn có thể gây ra ung thư dạ dày và u lympho trong niêm mạc dạ dày.
         Tránh quan hệ tình dục không an toàn hoặc dùng chung kim tiêm. Bạn có thể bị nhiễm HPV qua đường tình dục với một người nào đó đã bị nhiễm virus này. Bạn có thể bị viêm gan B, viêm gan C hoặc nhiễm HIV từ hành vi tình dục không an toàn hoặc dùng chung kim tiêm với người đã bị nhiễm bệnh.
         Bạn có thể nghĩ đến việc tiêm vacxin để ngăn ngừa nhiễm bệnh viêm gan B. Những nhân viên y tế và những người khác tiếp xúc với máu của những người bệnh cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ về loại vacxin này.
         Nếu bạn nghĩ bạn có nguy cơ nhiễm HIV hoặc nhiễm viêm gan, hãy đề nghị bác sĩ để được làm các xét nghiệm này. Sự nhiễm khuẩn này có thể không gây ra những triệu chứng, nhưng các xét nghiệm máu có thể tìm thấy các virus này. Nếu có virus, bác sĩ có thể đề nghị điều trị. Tuy nhiên, bác sĩ có thể nói với bạn về cách ngăn ngừa sự nhiễm khuẩn từ người khác như thế nào.
         Nếu bạn có những triệu chứng về bệnh dạ dày, hãy đi khám bệnh. Việc nhiễm virus Helicobacter pylori có thể được phát hiện và điều trị.
Một số hormon
         Các bác sĩ có thể đề nghị sử dụng một số loại hormon (chỉ riêng một loại estrogen hoặc estrogen cùng với progestin) để giúp kiểm soát các biểu hiện (ví dụ như cơn nóng bốc, khô âm đạo, và bệnh loãng xương) có thể xuất hiện trong suốt thời kỳ mãn kinh. Tuy nhiên, các nghiên cứu chỉ ra rằng điều trị hormon mãn kinh có thể gây ra hàng loạt các tác dụng phụ. Các loại hormon có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú, đau tim, đột quỵ hoặc các cục máu đông.
         Một người phụ nữ khi xem xét việc điều trị hormon mãn kinh cần phải kỹ các bác sĩ của mình về những nguy cơ và những lợi ích có thể có.
         Diethylstilbestrol (DES), một dạng của estrogen, được chỉ định cho một số phụ nữ có mang ở Mỹ giữa những năm 1940- 1971. Những phụ nữ này dùng DES trong suốt thời kỳ mang thai có thể có nguy cơ cao hơn không đáng kể việc phát triển bệnh ung thư vú. Con gái của họ có tăng nguy cơ phát triển một typ ung thư cổ tử cung hiếm gặp. Những ảnh hưởng có thể xảy ra cho con trai của họ đang được nghiên cứu.
         Những người phụ nữ tin rằng họ sử dụng DES và con gái của họ có thể đã bị phơi nhiễm với DES trước khi sinh ra, thì họ cần phải đề nghị với bác sĩ để có sự kiểm tra lại.
Tiền sử bệnh ung thư gia đình
         Hầu hết các bệnh ung thư phát triển vì những thay đổi (những đột biến) trong các gen. Một tế bào bình thường có thể trở thành một tế bào ung thư sau một loạt những thay đổi gen xuất hiện. Sử dụng thuốc lá, các loại virus nhất định, hoặc các yếu tố khác phát sinh do lối sống của con người hoặc môi trường có thể gây ra những thay đổi như vậy trong một số typ tế bào.
         Một số những thay đổi gen làm tăng nguy cơ bệnh ung thư di truyền từ cha mẹ sang con cái. Những thay đổi này được biểu hiện ngay từ lúc sinh ra trong tất cả các gen của cơ thể.
         Hiếm thấy một bệnh ung thư lại lan truyền trong một gia đình. Tuy nhiên, một số typ nhất định của bệnh ung thư thường xuyên xuất hiện trong một số gia đình hơn là trong những gia đình khác trong cộng đồng. Ví dụ, khối u hắc tố ác tính và các bệnh ung thư vú, buồng trứng, tuyến tiền liệt và đại tràng đôi khi lại lan truyền trong các gia đình. Một số trường hợp của cùng một typ ung thư trong một gia đình có thể có liên kết với việc thừa hưởng các gen biến đổi, có thể làm tăng cơ hội phát triển bệnh ung thư. Tuy nhiên, các yếu tố môi trường cũng có thể có vai trò. Hầu hết các trường hợp với nhiều ca ung thư trong một gia đình chỉ là một hiện tượng tình cờ.
         Nếu bạn nghĩ bạn có thể bị một hình thái của một loại ung thư nào đó trong gia đình bạn, bạn có thể hỏi các bác sĩ. Các bác sĩ có thể gợi ý những cách để cố gắng làm giảm nguy cơ ung thư của bạn. Bác sĩ còn có thể gợi ý những lần kiểm tra để có thể phát hiện ra bệnh ung thư một cách sớm nhất.
         Bạn có thể hỏi bác sĩ về làm xét nghiệm di truyền học. Những xét nghiệm này có thể kiểm tra những sự thay đổi gen có được do di truyền làm tăng khả năng phát triển bệnh ung thư. Tuy nhiên, việc thừa hưởng một gen biến đổi không có nghĩa là bạn sẽ nhất định phát triển bệnh ung thư. Điều này có nghĩa là bạn có tăng nguy cơ phát triển bệnh.
Rượu
         Mỗi ngày uống nhiều hơn hai lần rượu trong nhiều năm liền có thể tăng nguy cơ phát triển các bệnh ung thư miệng, họng, thực quản, thanh quản, gan và vú. Nguy cơ tăng theo lượng rượu của người uống. Đối với hầu hết các bệnh ung thư này, nguy cơ cao hơn đối với một người nghiện rượu có hút thuốc lá.
         Các bác sĩ khuyên những người nghiện rượu hãy uống một cách điều độ. Uống rượu một cách điều độ nghĩa là một ngày không uống nhiều hơn một lần đối với phụ nữ và không quá hai lần uống một ngày đối với nam giới.
Ăn uống thiếu chất, thiếu sự vận động cơ thể hoặc thừa cân
         Những người có chế độ ăn uống thiếu chất, không vận động cơ thể đúng mức hoặc thừa cân có thể tăng nguy cơ mắc một số typ ung thư. Ví dụ, các nghiên cứu đã đưa ra đề xuất là những người có chế độ ăn uống nhiều chất béo có tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư đại tràng, tử cung và tuyến tiền liệt. Thiếu vận động cơ thể và thừa cân là những yếu tố nguy cơ đối với các bệnh ung thư vú, đại tràng, thực quản, thận và tử cung.
         Để có một bữa ăn có lợi cho sức khoẻ, hãy vận động cơ thể và duy trì một trọng lượng có lợi cho sức khoẻ có thể giúp làm giảm nguy cơ ung thư. Các bác sĩ gợi ý như sau:
-    Ăn tốt: một chế độ ăn uống có lợi cho sức khoẻ bao gồm nhiều loại thức ăn có chất xơ, các loại vitamin và các chất khoáng cao. Những loại này có trong các loại bánh mỳ, lúa mỳ và ngũ cốc và có trong từ 5 đến 9 phần rau quả hàng ngày. Ngoài ra, một chế độ ăn uống có lợi cho sức khoẻ có nghĩa là việc hạn chế các loại thức ăn nhiều chất béo (ví dụ như bơ, các loại sữa, đồ ăn chiên, rán và loại thịt đỏ).
-    Hãy vận động và duy trì một trọng lượng có lợi cho sức khoẻ: vận động cơ thể có thể giúp kiểm soát trọng lượng của bạn và làm giảm béo cơ thể. Hầu hết các nhà khoa học đều đồng ý đó là một biện pháp tốt đối với một người đã trưởng thành có sự vận động cơ thể điều độ (ví dụ như đi bộ nhanh) ít nhất 30 phút mỗi ngày, mỗi tuần 5 lần hoặc nhiều hơn.


CREDCA

Giới thiệu chung

1/16/2024 12:34:07 AM
<p><strong>Chuyen cua chau Nguyen Ngoc Khanh</strong></p>
<p>Anh <strong>Đặng Đ&igrave;nh Thiết</strong><br/>(ảnh chụp năm 2006)</p>
<p><strong>Sach da xuat ban</strong></p>
<p><strong>Sach da xuat ban</strong></p>
<p><strong>Sach da xuat ban</strong></p>
<p><strong>Sach da xuat ban</strong></p>
<p><strong>Sach da xuat ban</strong></p>
<p><strong>Sach da xuat ban</strong></p>