Liên Hệ | English
Danh Mục
Giới thiệu
Phổ biến kiến thức
Tư vấn
Cuộc sống sau điều trị
Bệnh học ung thư
Dịch vụ y tế
Ung thư trẻ em
Công trình nghiên cứu
Diễn dàn
Tin tức & Sự kiện
Hợp tác
Liên hệ
Đường dây nóng
Liên Kết Website
Tìm kiếm
 
Counter engine
HTML Hit Counters
Giới thiệu

Sacôm mô mềm

đại cương
         • Sacôm là các u ác tính (ung thư) phát sinh trong các mô kết nối, nâng đỡ hoặc vây quanh các cấu trúc và các cơ quan khác của cơ thể.
         • Sacôm mô mềm có thể phát sinh ở bất cứ vị trí nào trong cơ thể và hay xảy ra nhất ở các chi và trong và xung quanh các cơ quan.
         • Nguyên nhân của hầu hết các trường hợp sacôm mô mềm chưa được biết rõ. Tuy nhiên, phơi nhiễm với tia xạ và một số hoá chất và một số hoá chất và một số bệnh di truyền được biết là những yếu tố nguy cơ các phát sinh sacôm mô mềm.
         • Phẫu thuật là phương pháp điều trị hàng đầu với sacôm mô mềm
         • Nhiều người được khuyến khích tham gia vào những thử nghiệm lâm sàng.
1. Sacôm mô mềm là gì
         Sacôm là những u ác tính (ung thư phát triển trong những mô kết nối), nâng đỡ hoặc xung quanh các cấu trúc và các cơ quan khác của cơ thể. Các cơ, các gân (các dải xơ nối cơ với xương), các mô xơ, mỡ, các mạch máu, các dây thần kinh, các mô bao hoạt dịch (màng khớp) là những loại mô mềm. Các sacôm mô mềm được tập hợp thành nhóm vì chúng có cùng một số đặc điểm vi thể, có các triệu chứng tương tự và nói chung được điều trị bằng các phương pháp tương tự. Chúng được gọi tên theo loại mô chúng phát sinh.
         Những ví dụ về những mô mềm và những loại mô trong đó chúng bắt đầu phát sinh, gồm:
         • Mô xơ (mô giữ các xương, cơ và các cơ quan tại chỗ)- sacôm xơ, u mô bào xơ ác tính
         • Mô mỡ- sacôm mỡ
         • Cơ trơn (ví dụ tử cung)- sacôm cơ trơn
         • Cơ xương- sacôm cơ vân
         • Các huyết quản và bạch mạch- u mạch nội mô dạng bán liên, sacôm mạch, sacôm bạch mạch, sacôm Kaposi
         • Mô quanh mạch (ở gần hay xung quanh các mạch máu)- sacôm cuộn mạch, u tế bào quanh mạch ác tính.
         • Mô màng khớp (mô phủ các khớp, các vỏ dây chằng và các túi chứa đầy dịch giữa dây chằng và xương)- sacôm bao hoạt dịch.
         • Các dây thần kinh ngoại vi- u tế bào hạt ác tính, u bao dây thần kinh ngoại vi ác tính (cũng gọi là u tế bào Schwann ác tính hoặc sacôm xơ thần kinh.
         • Các tế bào trung mô (các tế bào phát triển vào mô liên kết, các mạch máu, mô bạch mạch)- u mô đệm dạ dày ruột, u trung mô ác tính.
         Các typ khác của sacôm mô mềm bao gồm sacôm phần mềm thể nang, sacôm dạng bán liên (dạng biểu mô), u tế bào nhỏ sinh xơ, sacôm tế bào sáng. Đến nay, các nhà khoa học không biết các typ mô trong đó các sacôm bắt đầu. Nhiều sacôm có những biến đổi nhiễm sắc thể đặc hiệu, chúng được sử dụng để giúp xếp loại các khối u.
         Các sacôm phát triển trong xương và sụn (sacôm xương, sacôm Ê-ving [Ewing] và sacôm sụn) không được xếp vào loại sacôm mô mềm.
2. ở đâu trong cơ thể các sacôm mô mềm thường hay phát triển hơn
         Các sacom mô mềm có thể phát triển ở bất cứ vị trí nào của cơ thể. Khoảng 43% xảy ra ở các chi (ví dụ, các tay và chân); 34% xảy ra ở bên trong và xung quanh các nội tạng (ví dụ, tử cung, tim); 10% xảy ra ở thân mình (ví dụ, lồng ngực, lưng) và 13% ở các vị trí khác. Trong những trường hợp rất hiếm gặp, các u này phát sinh trong đường tiêu hoá. Một tỷ lệ nhỏ các trường hợp này là các u mô đệm dạ dày- ruột. U mô đệm dạ dày ruột ác tính xảy ra phổ biến nhất trong dạ dày và ruột non.
3. Cái gì là nguyên nhân có thể của các sacôm mô mềm?
         Mặc dù hầu hết các sacôm mô mềm không có nguyên nhân được xác định rõ rệt, các nhà nghiên cứu vừa xác định được nhiều yếu tố làm tăng tỷ lệ phát sinh các u này. Xạ trị ngoài là yếu tố nguy cơ được xác định rõ rệt nhất của các sacôm mô mềm. Các bệnh nhân được điều trị bằng xạ trị với các ung thư võng mạc, vú, cổ tử cung, buồng trứng, tinh hoàn hoặc hệ thống bạch mạch có nhiều nguy cơ phát sinh sacôm mô mềm hơn quần thể dân cư nói chung. Nguy cơ xuất hiện liên quan với liều xạ trị. Để giới hạn nguy cơ này, điều trị tia xạ với ung thư được lập kế hoạch để đảm bảo một khối lượng lớn tia xạ được nhằm vào mô bệnh trong khi mô lành xung quanh được bảo vệ ở mức nhiều nhất có thể được.
         Một yếu tố nguy cơ khác với sacôm mô mềm là phơi nhiễm với một số hoá chất tại nơi làm việc, bao gồm vinyl chlorid, arsenic, các thuốc diệt cỏ, chẳng hạn như acid phenoxyacetic, các thuốc bảo quản gỗ có chứa chlorophenol. Phù bạch mạch mạn tính (một trạng thái có quá nhiều dịch trong mô gây sưng phù) sau xạ trị hoặc phẫu tích lấy các hạch bạch huyết cũng là một yếu tố nguy cơ.
         Một số bệnh di truyền kết hợp với nguy cơ tăng phát sinh các sacôm mô mềm. Nhiều nghiên cứu tập trung vào những biến đổi di truyền có thể dẫn đến việc phát sinh sacôm mô mềm. Ví dụ, những người với hội chứng Li-Fraumeni (kết hợp với những biến đổi trong gen ức chế u p53), bệnh von Recklinghausen (cũng gọi là bệnh u xơ thần kinh typ I) và kết hợp với những thay đổi trong gen NF1, bệnh u cơ trơn di truyền và hội chứng ung thư tế bào thận (với biến đổi của gen FH) và u nguyên bào võng mạc di truyền đều có nguy cơ tăng phát sinh các sacôm mô mềm.
         Sacôm Kaposi là một sacôm mô mềm đôi khi phát sinh ở những người nhiễm khuẩn virus suy giảm miễn dịch HIV. Nguyên nhân đầu tiên của sacôm Kaposi là nhiễm khuẩn virus Herpes kết hợp với sacôm Kaposi (KSHV), hoặc herpesvirus 8 ở người. Tuy nhiên, những người nhiễm KSHV nhưng không nhiễm HIV hiếm khi phát sinh sacôm Kaposi.
4. Sacôm mô mềm thường xảy ra như thế nào?
         Sacôm mô mềm hiếm gặp. ở Mỹ năm 2006 khoảng 9500 trường hợp mới được chẩn đoán, chiếm dưới 1% tất cả các trường hợp ung thư mới. Tuy nhiên, các sacôm xảy ra phổ biến hơn ở trẻ em và những người lớn trẻ. Ví dụ, sacôm mô mềm chiếm khoảng 7% tất cả các ung thư ở trẻ em. Những sacôm mô mềm phổ biến nhất là sacôm cơ trơn, u mô bào xơ ác tính và sacôm mỡ. Theo nguồn gốc, sacôm cơ trơn là sacôm phổ biến nhất của các cơ quan, trong khi sacôm mỡ và u mô bào xơ ác tính là những sacôm phổ biến nhất của các chi. Sacôm cơ vân là sacôm mô mềm phổ biến nhất ở trẻ em.
5. Những dấu hiệu của sacôm mô mềm là gì?
         Sacôm mô mềm thường xuất hiện như một cục hoặc một khối, nhưng hiếm khi chúng gây đau, sưng, hoặc các triệu chứng khác. Một cục hay một khối có thể không phải là một sacôm, nó có thể là lành tính (không ung thư), một typ khác của ung thư hoặc một bệnh khác. Điều quan trọng là phải đi khám bệnh khi có một thay đổi bất kỳ trên cơ thể, chẳng hạn như một cục hay một khối xuất hiện, vì chỉ có bác sĩ mới có thể chẩn đoán.
6. Các sacôm mô mềm được chẩn đoán như thế nào?
         Bác sĩ thực hiện khám thực thể và có thể sử dụng các phương pháp và các xét nghiệm dưới đây để chẩn đoán sacôm mô mềm:
         • Các tia X tạo ra các hình ảnh của các vùng bên trong cơ thể trên phim
         • Chụp cắt lớp vi tính CT, một phương pháp sử dụng một trang thiết bị của tia X đặc hiệu để thu được những hình ảnh cắt ngang của cơ thể, để xác định xem u mô mềm đã di căn (lan tràn) tới phổi và ổ bụng chưa. Chụp quét cắt lớp vi tính cũng có thể có lợi trong việc xác định kích thước khối u và liệu u có phẫu thuật được không.
         • Chụp cộng hưởng từ hạt nhân MRI sử dụng từ tính mạnh liên kết với một máy tính để tạo nên những hình ảnh chi tiết của các vùng bên trong cơ thể. Quét MRI có thể giúp chẩn đoán, đặc biệt trong việc giúp phân biệt các sacôm mô mềm với các u lành tính cũng như chỉ rõ sự lan rộng của u. MRI cũng được sử dụng để theo dõi bệnh nhân sau điều trị để biết khối u có tái phát không.
         • Một sinh thiết là lấy các tế bào hoặc mô để xét nghiệm bởi một bác sĩ giải phẫu bệnh. Bác sĩ giải phẫu bệnh nghiên cứu các mẫu mô dưới một kính hiển vi và thực hiện các xét nghiệm khác trên các tế bào và mô. Sinh thiết là phương pháp chắc chắn duy nhất để xác định một người có bệnh ung thư hay không.
         Những xét nghiệm đặc biệt trên các tế bào u để tìm những biến đổi của nhiễm sắc thể cũng có thể giúp chẩn đoán.
7. Điều trị sacôm mô mềm như thế nào?
         Điều trị sacôm mô mềm được quyết định chủ yếu bằng giai đoạn bệnh. Giai đoạn phụ thuộc vào kích thước của u, độ và sự lan tràn của ung thư tới các hạch bạch huyết hoặc các phần khác của cơ thể. Thành phần quan trọng nhất của giai đoạn là độ u (các tế bào ung thư bất thường như thế nào khi nhìn dưới kính hiển vi và u phát triển và lan tràn nhanh như thế nào). Những lựa chọn điều trị của các sacôm mô mềm bao gồm phẫu thuật, xạ trị và hoá trị. Một nhóm đa chuyên khoa của những nhà chuyên khoa ung thư có thể giúp lập kế hoạch điều trị tốt nhất cho những bệnh nhân mắc sacôm mô mềm.
         • Phẫu thuật là phương pháp điều trị thông thường với sacôm mô mềm. Để phẫu thuật có hiệu quả, phẫu thuật viên phải loại bỏ toàn bộ khối u với vùng rìa âm tính (không có tế bào ung thư được tìm thấy trong vùng rìa (mép cắt) của mô được loại bỏ trong phẫu thuật. Phẫu thuật viên có thể sử dụng những kỹ thuật đặc biệt để làm giảm tối thiểu khối lượng mô lành được loại bỏ cùng với khối u. Một số bệnh nhân cần phẫu thuật tạo hình.
         • Xạ trị, cũng gọi là điều trị tia xạ liên quan với việc sử dụng các tia X năng lượng cao để giết các tế bào ung thư. Phương pháp này có thể được sử dụng trước phẫu thuật để làm co nhỏ khối u, sau phẫu thuật để giết các tế bào ung thư còn sót ở đâu đó trong cơ thể, hoặc cả trước và sau phẫu thuật. Tia xạ có thể đến từ một máy bên ngoài cơ thể (xạ trị ngoài). Nó cũng có thể đến từ những vật liệu phóng xạ đặt trực tiếp ở trong hoặc ở gần các vùng có các tế bào ung thư được tìm thấy (xạ trị trong hay xạ trị cấy ghép).
         • Hoá trị là sử dụng các thuốc chống ung thư để giết các tế bào ung thư. Hoá trị có thể sử dụng trước hay sau phẫu thuật, có hay không có xạ trị. Tính hiệu quả của các thuốc chống ung thư hiện nay phụ thuộc vào typ sacom. Một số sacôm đáp ứng tốt với hoá trị trong khi các typ sacôm khác không đáp ứng tốt với các thuốc chống ung thư hiện tại. Một số sacôm với những biến đổi nhiễm sắc thể đặc hiệu có thể được điều trị với những liệu pháp chống biến đổi này. Ví dụ, imatinib myselate (Gleevec*) là một điều trị đích được sử dụng để điều trị u mô đệm dạ dày- ruột GIST đã di căn.
8. Những thử nghiệm lâm sàng (những nghiên cứu) có giá trị không?
         Tham gia vào những thử nghiệm lâm sàng là sự lựa chọn điều trị quan trọng với nhiều người bị sacôm mô mềm. Thử nghiệm lâm sàng nhằm phát triển những phương pháp điều trị  mới và những phương pháp tốt hơn để sử dụng trong điều trị hiện nay. Thử nghiệm lâm sàng là bước quan trọng trong việc phát triển những phương pháp điều trị mới. Trước khi bất kỳ một phương pháp điều trị mới nào có thể được khuyên sử dụng chung, các bác sĩ tiến hành các thử nghiệm lâm sàng để phát hiện liệu điều trị có an toàn cho bệnh nhân không và hiệu quả chống lại bệnh


CREDCA

Giới thiệu chung

1/16/2024 12:34:07 AM
<p><strong>Chuyen cua chau Nguyen Ngoc Khanh</strong></p>
<p>Anh <strong>Đặng Đ&igrave;nh Thiết</strong><br/>(ảnh chụp năm 2006)</p>
<p><strong>Sach da xuat ban</strong></p>
<p><strong>Sach da xuat ban</strong></p>
<p><strong>Sach da xuat ban</strong></p>
<p><strong>Sach da xuat ban</strong></p>
<p><strong>Sach da xuat ban</strong></p>
<p><strong>Sach da xuat ban</strong></p>