Liên Hệ | English
Danh Mục
Giới thiệu
Phổ biến kiến thức
Tư vấn
Cuộc sống sau điều trị
Bệnh học ung thư
Dịch vụ y tế
Ung thư trẻ em
Công trình nghiên cứu
Diễn dàn
Tin tức & Sự kiện
Hợp tác
Liên hệ
Đường dây nóng
Liên Kết Website
Tìm kiếm
 
Counter engine
HTML Hit Counters
Giới thiệu

Ung thư buồng trứng

Lời giới thiệu
   Phụ nữ có 2 buồng trứng, mỗi cái ở mỗi bên của tử cung. Mỗi buồng trứng có kích thước một quả hạnh nhân - sản xuất trứng cũng như hormon giới tính nữ estrogen và progesterone. Ung thư buồng trứng là bệnh trong đó tế bào buồng trứng bình thường phát triển một cách bất thường, không kiểm soát được và tạo ra những khối u ở một hoặc 2 bên buồng trứng.
   Theo Hiệp hội ung thư Hoa Kỳ, ung thư buồng trứng đứng thứ 5 trong những ung thư gây chết người ở phụ nữ. ước tính có khoảng 20000 phụ nữ ở Mỹ sẽ mắc ung thư buồng trứng mỗi năm. Khoảng 15000 phụ nữ Mỹ chết vì ung thư buồng trứng ở cùng thời điểm đó.
   Cơ hội sống sót của ung thư buồng trứng cao hơn nếu ung thư được phát hiện sớm. Nhưng, vì bệnh thường khó phát hiện ở giai đoạn sớm, chỉ có 20% ung thư buồng trứng được phát hiện trước khi khối u phát triển xâm lấn các mô xung quanh và các cơ quan ngoài buồng trứng. Hầu hết các trường hợp, bệnh đ* tiến triển đến giai đoạn muộn trước khi được chẩn đoán.
   Cho đến gần đây, các bác sỹ nghĩ rằng ung thư buồng trứng giai đoạn sớm hiếm khi có triệu chứng. Nhưng, những bằng chứng mới chỉ ra rằng hầu hết phụ nữ có thể có dấu hiệu hoặc triệu chứng thậm chí ở giai đoạn sớm của bệnh. ý thức được điều này có thể giúp phát hiện được bệnh sớm.
Những dấu hiệu và triệu chứng
   Triệu chứng của ung thư buồng trứng không đặc hiệu và giống với nhiều bệnh thông thường khác, bao gồm những rối loạn về đường tiêu hoá và bàng quang. Không hiếm những phụ nữ mắc ung thư buồng trứng được chẩn đoán là bệnh khác trước khi có kết luận cuối cùng bị ung thư buồng trứng. Vấn đề chìa khoá là những dấu hiệu và triệu chứng này kéo dài hoặc xấu dần đi. Với hầu hết các rối loạn đường tiêu hoá, những triệu chứng có xu hướng bị đi bị lại, hoặc chúng thường xảy ra ở những tình trạng nhất định hoặc sau khi ăn những thức ăn nhất định. Với ung thư buồng trứng, có ít sự thay đổi bất thường đặc trưng- những triệu chứng hằng định và xấu đi một cách từ từ.
   Những nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng phụ nữ mắc ung thư buồng trứng có nhiều khả năng biểu hiện các triệu chứng dưới đây hơn những người phụ nữ khác:
*    Bụng căng, đầy và to lên
*    Phải đi tiểu khẩn cấp
*    Đau hoặc khó chịu trong khung chậu
Những dấu hiệu hoặc triệu chứng kèm theo mà ung thư buồng trứng có thể biểu hiện bao gồm:
*    Khó tiêu, đầy hơi hoặc buồn nôn kéo dài
*    Những thay đổi không thể giải thích được trong thói quen đại tiện, bao gồm ỉa chảy hoặc táo bón.
*    Những thay đổi trong thói quen tiểu tiện, bao gồm cần đi tiểu thường xuyên
*    Chán ăn
*    Tăng hoặc giảm cân không giải thích được
*    Vòng bụng tăng lên hoặc quần áo chật quanh vùng eo
*    Đau trong suốt quá trình giao hợp
*    Mệt mỏi kéo dài
*    Đau lưng phần thấp
   Các bác sĩ thường có thể chẩn đoán ung thư buồng trứng trong vòng 3 tháng kể từ khi người phụ nữ có triệu chứng đầu tiên, nhưng đôi khi có thể mất đến 6 tháng hoặc lâu hơn nữa.
Nguyên nhân
   U buồng trứng là sự phát triển của các tế bào bất thường mà có thể là lành tính hoặc ác tính. Mặc dù u lành tính được tạo ra từ các tế bào bất thường, những tế bào này không di căn tới các phần khác của cơ thể. Tế bào ung thư buồng trứng di căn theo một trong 2 cách. Thông thường, chúng xâm lấn trực tiếp các mô hoặc cơ quan xung quanh trong khung chậu và ổ bụng. Hiếm hơn, chúng đi theo dòng máu hoặc bạch huyết tới các phần khác của cơ thể.
   Những nguyên nhân của ung thư buồng trứng vẫn chưa được biết đến. Một vài nhà nghiên cứu tin rằng phải có điều gì với quá trình sửa chữa mô theo sau quá trình giải phóng trứng hàng tháng qua một lỗ nhỏ trong nang buồng trứng (sự rụng trứng) trong suốt thời kỳ hoạt động sinh dục của người phụ nữ. Sự hình thành và phân chia của các tế bào mới ở những vị trí “đứt g*y” có thể có thể tạo ra tình trạng trong đó những lỗi di truyền xảy ra. Những giả thuyết khác cho rằng sự tăng nồng độ hormon trước và trong thời kỳ rụng trứng có thể kích thích sự phát triển của các tế bào bất thường.
   Ba loại ung thư buồng trứng tồn tại, được xác định bởi vị trí chúng hình thành trong buồng trứng. Bao gồm:
   U biểu mô. Khoảng 85-90% ung thư buồng trứng phát triển trong biểu mô, vỏ ngoài mỏng bao phủ buồng trứng. Dạng ung thư buồng trứng này thường xảy ra ở phụ nữ tiền m*n kinh.
   U tế bào mầm. Những u này thường xảy ra ở tế bào sản xuất trứng của buồng trứng và thường xảy ra ở phụ nữ trẻ.
   U sinh dục. Những u này phát triển trong mô cùng sản xuất estrogen và progesteron.
Những yếu tố nguy cơ
   Nhiều yếu tố có thể tăng nguy cơ mắc ung thư buồng trứng của bạn. Có một hoặc nhiều hơn các yếu tố nguy cơ này không có nghĩa bạn chắc chắn mắc ung thư buồng trứng, nhưng nguy cơ của bạn cao hơn những người phụ nữ khác. Những yếu tố nguy cơ bao gồm:
   Sự thay đổi về gen di truyền. Yếu tố nguy cơ đặc trưng nhất của ung thư buồng trứng là có sự thay đổi về di truyền của 1 hoặc 2 gen được gọi là gen ung thư vú 1 (BRCA1) và gen ung thư vú 2 (BRCA2). Những gen này ban đầu được xác định ở những gia đình có nhiều trường hợp mắc ung thư vú, đó là lý do chúng được đặt tên như thế), nhưng chúng cũng có mặt ở 5-10% ung thư buồng trứng. Bạn có nguy cơ đặc biệt cao mang những biến đổi di truyền này nếu bạn là dòng dõi Ashkenazi Jewish. Bệnh di truyền khác được biết đến có liên quan đó là hội chứng ung thư đại trực tràng di truyền không đa polyp (HNPCC). Những cá thể trong gia đình HNPCC tăng nguy cơ ung thư nội mạc tử cung, đại tràng, buồng trứng, dạ dày, ruột non. Nguy cơ ung thư buồng trứng liên quan đến HNPCC thấp hơn ung thư buồng trứng liên quan đến sự biến đổi BRCA.
   Tiền sử gia đình. Đôi khi, ung thư buồng trứng xảy ra ở nhiều hơn một thành viên trong một gia đình nhưng nó không là kết quả của bất kỳ biến đổi gen di truyền nào được biết đến. Có tiền sử gia đình có người mắc ung thư buồng trứng tăng nguy cơ mắc bệnh của bạn, nhưng không cùng mức độ như khi mang những khiếm khuyết về gen di truyền. Nếu bạn có người thân thế hệ thứ nhất - mẹ, con gái hoặc chị em gái - mắc ung thư buồng trứng, nguy cơ của bạn phát triển bệnh là 5% trong suốt cuộc đời.
   Tuổi. Ung thư buồng trứng thường gặp nhất ở phụ nữ sau m*n kinh. Nguy cơ mắc ung thư buồng trứng của bạn tăng lên theo tuổi sau tuổi 70. Hầu hết ung thư buồng trứng được chẩn đoán ở phụ nữ đ* m*n kinh, bệnh cũng xảy ra ở phụ nữ tiền m*n kinh.
   Thời kỳ mang thai. Phụ nữ có ít nhất một lần mang thai có nguy cơ phát triển ung thư buồng trứng thấp hơn. Tương tự, việc dùng thuốc uống tránh thai có một vài tác dụng bảo vệ chống lại ung thư buồng trứng.
   Mất khả năng sinh sản. Nếu bạn có vấn đề khó khăn trong việc thụ thai, bạn có thể tăng nguy cơ. Mặc dù sự liên quan được biết đến ít, những nghiên cứu chỉ ra rằng mất khả năng sinh sản tăng nguy cơ mắc ung thư buồng trứng, thậm chí không sử dụng thuốc sinh sản. Nguy cơ xuất hiện cao nhất ở phụ nữ mất khả năng sinh sản không rõ lý do và ở phụ nữ mất khả năng sinh sản mà chưa bao giờ thụ tinh. Nghiên cứu trong lĩnh vực này vẫn đang được tiến hành.
   Nang buồng trứng. Sự hình thành nang là một phần bình thường của quá trình rụng trứng ở phụ nữ chưa m*n kinh. Tuy nhiên, nang hình thành sau khi m*n kinh có nhiều khả năng trở thành ung thư hơn. Khả năng ung thư tăng lên cùng với kích thước khối u và tuổi.
   Điều trị hormon thay thế. Những nghiên cứu về khả năng liên quan giữa việc dùng hormon estrogen và progestin ở phụ nữ đ* m*n kinh và nguy cơ ung thư buồng trứng vẫn còn gây tranh c*i. Một vài nghiên cứu chỉ ra có tăng nhẹ nguy cơ ung thư buồng trứng ở phụ nữ dùng estrogen sau m*n kinh, nhưng những nghiên cứu khác chỉ ra rằng không có tăng nguy cơ đáng kể. Tuy nhiên, trong một nghiên cứu lớn đăng trên tạp chí ung thư quốc gia Mỹ vào tháng 11 năm 2006, các nhà nghiên cứu thông báo rằng phụ nữ không cắt tử cung và điều trị hormon m*n kinh trong 5 năm hoặc hơn đối mặt với nguy cơ đáng kể của ung thư buồng trứng.
   Béo phì ở tuổi trẻ. Những nghiên cứu gợi ý rằng phụ nữ béo phì ở tuổi 18 tăng nguy cơ phát triển ung thư buồng trứng trước khi m*n kinh. Béo phì cũng có thể liên quan đến ung thư buồng trứng tiến triển, điều này có thể dẫn đến bệnh tái phát trong thời gian ngắn hơn và giảm tỷ lệ sống thêm toàn bộ.
Khi nào cần lời khuyên của bác sĩ
   Đến gặp bác sĩ của bạn nếu bạn thấy sưng, căng, tức hoặc đau trong bụng hoặc khung chậu kéo dài. Nếu bạn đ* gặp bác sĩ và nhận được chẩn đoán khác không phải ung thư buồng trứng, nhưng bạn không đỡ sau khi điều trị, h*y đến khám lại.
   Nếu bạn có tiền sử ung thư buồng trứng trong gia đình, h*y đến gặp bác sĩ được đào tạo để xác định và chăm sóc bệnh nhân ung thư buồng trứng để bạn có thể nói về sàng lọc và cơ hội điều trị khi bạn không có bệnh.
   Nếu bác sĩ chăm sóc ban đầu của bạn nghi ngờ bạn mắc ung thư buồng trứng, bác sĩ có thể giới thiệu bạn đến một chuyên gia ung thư phụ khoa, hoặc bạn có thể đề đạt ý kiến của riêng bạn. Bác sĩ ung thư phụ khoa là một bác sĩ sản khoa và phụ khoa được đào tạo thêm về chẩn đoán và điều trị ung thư buồng trứng và các loại ung thư phụ khoa khác.
Sàng lọc và chẩn đoán
   Sàng lọc ung thư có nghĩa rằng bạn không có triệu chứng của bệnh, và xét nghiệm được thực hiện với khả năng xác định bệnh ở giai đoạn sớm, có thể chữa khỏi. Để đạt được hiệu quả, xét nghiệm sàng lọc phải có thể xác định chắc chắn sự biểu hiện bệnh ở giai đoạn sớm, không có nhiều kết quả dương tính giả (nghĩa là xét nghiệm gợi ý rằng ung thư hiện có trong khi thực tế không có ung thư). Xét nghiệm sàng lọc hiệu quả có sẵn cho nhiều loại ung thư thông thường, bao gồm: phim chụp vú cho ung thư vú, xét nghiệm tế bào học âm đạo cho ung thư cổ tử cung, soi đại tràng cho ung thư đại tràng, và xét nghiệm kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt (PSA) và thăm trực tràng cho ung thư tuyến tiền liệt.
   Tuy nhiên, không có xét nghiệm chuẩn nào để xác định chắc chắn ung thư buồng trứng. Các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm ra phương pháp sàng lọc nào đủ nhạy để xác định ung thư buồng trứng giai đoạn sớm và đủ đặc hiệu để phân biệt ung thư buồng trứng với các tình trạng bệnh lành tính khác. Thông thường, các bác sĩ không đề nghị xét nghiệm thường quy cho phụ nữ có nguy cơ trung bình ung thư buồng trứng.
   Với những phụ nữ có nguy cơ cao, nhà chuyên môn không biết chính xác làm gì để sàng lọc, làm khi nào hoặc có nên làm tất cả các xét nghiệm không. Nếu bạn có nguy cơ cao ung thư buồng trứng, bạn nên hỏi kỹ bác sĩ của bạn về nguy cơ và lợi ích của việc làm các xét nghiệm sàng lọc. Khi bạn có thể băn khoăn rằng xét nghiệm sàng lọc gây hại gì, h*y nhớ rằng những xét nghiệm sàng lọc này có thể dẫn đến những cuộc phẫu thuật không cần thiết hoặc các quá trình khác có những tác dụng phụ đặc trưng. Trong một nghiên cứu ở phụ nữ có nguy cơ cao ung thư buồng trứng, các nhà nghiên cứu khám phá ra rằng sử dụng xét nghiệm sàng lọc dẫn đến 20 ca mổ ở phụ nữ, chỉ một nguời được tìm thấy có ung thư- là ung thư vú di căn, không phải ung thư buồng trứng.
Chẩn đoán
   Nếu bác sĩ của bạn nghi ngờ những triệu chứng gợi ý của ung thư buồng trứng, bác sĩ có thể đề nghị một hoặc nhiều xét nghiệm dưới đây:
   Khám vùng tiểu khung. Bác sĩ khám âm đạo, tử cung, trực tràng và tiểu khung, bao gồm buồng trứng, để tìm khối u. Nếu bạn cắt tử cung nhưng còn buồng trứng, cần tiếp tục đi khám tiểu khung định kỳ.
   Siêu âm. Siêu âm dùng những sóng âm thanh tần số cao để tạo ra những hình ảnh bên trong cơ thể. Siêu âm vùng tiểu khung là cách đánh giá an toàn, không xâm nhập (không xâm phạm cơ thể) để đánh giá kích thước, hình dạng, cấu trúc của buồng trứng. Tuy nhiên, nếu tìm thấy một khối, siêu âm không phân biệt được khối đó là ung thư hay không. Siêu âm cũng có thể xác định dịch trong khoang bụng (cổ trướng), một dấu hiệu có thể của ung thư buồng trứng. Bởi vì cổ trướng gặp ở nhiều tình trạng khác hơn ung thư buồng trứng, sự hiện diện của nó bắt buộc cần làm nhiều xét nghiệm hơn.
   Xét nghiệm CA 125 trong máu. CA 125 là một protein của cơ thể có mặt trong máu do phản ứng với nhiều tình trạng bệnh khác nhau. CA là từ viết tắt của hai từ tiếng anh có nghĩa là kháng nguyên ung thư. Nhiều phụ nữ ung thư buồng trứng có nồng độ CA 125 cao bất thường trong máu. Tuy nhiên, một số tình trạng không ung thư cũng tăng nồng độ CA 125 và nhiều phụ nữ ung thư buồng trứng giai đoạn sớm có nồng độ CA 125 bình thường. Vì thiếu tính đặc hiệu, xét nghiệm CA 125 không được dùng sàng lọc thường quy cho phụ nữ có nguy cơ trung bình và lợi ích không rõ ràng ở phụ nữ nguy cơ cao.
   Những xét nghiệm chẩn đoán khác bao gồm chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ hạt nhân, cả hai đều cung cấp những hình ảnh cắt ngang, chi tiết các phần trong cơ thể. Bác sĩ của bạn cũng có thể yêu cầu chụp X quang phổi để xác định liệu ung thư đ* di căn đến phổi hoặc đến khoang màng phổi bao quanh phổi hay chưa, ở đó có thể có dịch. Nếu có dịch, có thể đưa kim vào trong khoang màng phổi để lấy dịch. Dịch sau đó được kiểm tra trong phòng thí nghiệm tìm tế bào ung thư.
   Nếu những xét nghiệm này gợi ý ung thư buồng trứng, bạn sẽ cần mổ để xác định chẩn đoán. Trong quá trình phẫu thuật mở bụng, bác sĩ ung thư phụ khoa sẽ rạch một đường rạch trên bụng và quan sát ổ bụng để xác định liệu có ung thư không. Phẫu thuật viên có thể lấy mẫu dịch ổ bụng hoặc cắt bỏ buồng trứng để kiểm tra bằng xét nghiệm giải phẫu bệnh.
   Trong những trường hợp nhất định, có thể thực hiện phẫu thuật ít xâm nhập hơn được gọi là nội soi. Nội soi chỉ đòi hỏi 2 đường rạch nhỏ, qua đó đèn được đưa vào, cùng với những dụng cụ nhỏ để tiến hành phẫu thuật. Nội soi có thể được dùng nếu phẫu thuật viên muốn cắt bỏ khối mô để xác định ung thư trước khi phẫu thuật xâm nhập hơn.
   Nếu ung thư buồng trứng được xác định, phẫu thuật viên và bác sĩ giải phẫu bệnh xác định loại u và xem liệu ung thư đ* di căn chưa. Điều này sẽ giúp xác định giai đoạn bệnh. Sau đó, các phẫu thuật viên thường sẽ cần mở rộng đường rạch để họ có thể tiến hành phẫu thuật rộng r*i hơn, cắt bỏ được càng nhiều ung thư càng tốt. Điều quan trọng là loại phẫu thuật này cần được thực hiện bởi bác sĩ được đào tạo chuyên về điều trị ung thư phụ khoa.
   Trước khi bạn được phẫu thuật chẩn đoán, h*y nói hỏi bác sĩ của bạn về khả năng điều trị của bạn sẽ là gì nếu bạn có khối lành tính bất thường ở buồng trứng. Nếu bạn gần m*n kinh hoặc đ* m*n kinh, bác sĩ của bạn có thể đề nghị cắt bỏ cả hai buồng trứng để làm giảm nguy cơ ung thư buồng trứng của bạn.
Giai đoạn của ung thư buồng trứng
   Ung thư buồng trứng về cơ bản được chia thành 4 giai đoạn, giai đoạn I là giai đoạn sớm nhất, giai đoạn IV là giai đoạn tiến triển muộn nhất. Giai đoạn được xác định tại thời điểm phẫu thuật chẩn đoán bệnh:
   Giai đoạn I. Ung thư buồng trứng khu trú ở một hoặc 2 bên buồng trứng.
   Giai đoạn II. Ung thư buồng trứng di căn tới những khu vực khác trong khung chậu như tử cung hoặc vòi trứng.
   Giai đoạn III. Ung thư buồng trứng di căn tới màng bụng hoặc hạch bạch huyết trong ổ bụng. Đây là giai đoạn phổ biến nhất của bệnh được xác định ở thời điểm chẩn đoán.
   Giai đoạn IV. Ung thư buồng trứng di căn tới các cơ quan ngoài ổ bụng.
Điều trị
   Điều trị ung thư buồng trứng thường bao gồm sự kết hợp của phẫu thuật và hoá chất.
Phẫu thuật
   Nếu bạn muốn giữ khả năng có con và nếu khối u của bạn được phát hiện sớm, phẫu thuật viên có thể chỉ cắt bỏ buồng trứng và vòi trứng bên có u. Tuy nhiên, tình huống này hiếm gặp, và điều trị hoá chất sau đó có thể gây ra vô sinh. Nhưng nhiều phụ nữ trong tình huống này vẫn tiếp tục mang thai thành công sau điều trị.
   Phần lớn những phụ nữ trưởng thành bị ung thư buồng trứng cần được phẫu thuật rộng r*i bao gồm cắt bỏ buồng trứng, vòi trứng, tử cung cũng như hạch bạch huyết lân cận và nếp mô mỡ ổ bụng được gọi là mạc nối, nơi ung thư buồng trứng thường lan tới.
   Trong suốt quá trình này, phẫu thuật viên cắt bỏ được càng nhiều ung thư trong bụng càng tốt (phẫu thuật công phá u tối đa). Một phẫu thuật được coi là lý tưởng nếu sau phẫu thuật khối u trong ổ bụng có thể tích còn dưới 1 cm3 (công phá u tối ưu). Điều này có thể gồm cắt bỏ một phần ruột non của bạn.
Hoá chất
   Sau phẫu thuật, bạn sẽ được điều trị hoá chất - những thuốc dùng để tiêu diệt tế bào ung thư còn sót lại. Điều trị ban đầu ung thư buồng trứng là sự kết hợp của carboplatin (Paraplatin) và paclitaxel (Taxol) được đưa vào dòng máu (truyền tĩnh mạch). Những thử nghiệm lâm sàng lớn đ* chứng minh rằng sự kết hợp này là hiệu quả nhất, những nghiên cứu vẫn tiếp tục tìm cách cải thiện nó. Sự kết hợp carboplatin - paclitaxel giảm kích thước u ở 80% phụ nữ ung thư buồng trứng được chẩn đoán mới. Những nghiên cứu cũng chỉ ra rằng kết quả kết hợp này kéo dài thời gian sống thêm, so sánh với những thuốc và sự kết hợp hoá chất trước đó.
   Điều trị nhạy cảm hơn gần đây được chỉ ra cải thiện thời gian sống ở phụ nữ ung thư buồng trứng tiến triển bằng cách kết hợp điều trị hoá chất đường tĩnh mạch chuẩn với hoá chất được bơm trực tiếp vào ổ bụng qua một ống thông được đặt khi phẫu thuật ban đầu. Sự truyền thuốc vào ổ bụng này giúp tế bào ung thư khó tiếp cận nhận được hoá chất liều cao hơn truyền tình mạch thông thường.
   Điều trị cơ bản này gồm 6 đợt cả hoá chất đường tĩnh mạch và vào ổ bụng. Những tác dụng phụ- bao gồm đau bụng, buồn nôn, nôn và nhiễm khuẩn - có thể làm cho nhiều phụ nữ không có khả năng hoàn thành quá trình điều trị đầy đủ hoặc những người khác từ bỏ điều trị. Tuy nhiên, thậm chí một quá trình điều trị không đầy đủ có thể giúp phụ nữ sống lâu hơn.
   Những điều trị khác cũng đang được nghiên cứu bao gồm những thuốc hoá chất mới, văc-xin, điều trị gen và miễn dịch, giúp tăng cường hệ miễn dịch của bản thân bệnh nhân chống lại bệnh ung thư. Khám phá về gen bị biến đổi trong ung thư buồng trứng cũng có thể dẫn đến sự phát triển những thuốc đặc hiệu với chức năng đích của những gen này.
Phòng bệnh
   Nhiều yếu tố xuất hiện làm giảm nguy cơ ung thư buồng trứng, trong đó có thuốc uống tránh thai. So sánh với những phụ nữ không bao giờ dùng chúng, phụ nữ dùng thuốc uống tránh thai trong 3 năm hoặc hơn nữa giảm nguy cơ ung thư buồng trứng của họ tới 30-50%.
   Mang thai và cho con bú. Có con ít nhất một lần giảm nguy cơ ung thư buồng trứng. Cho con bú trong một năm hoặc lâu hơn cũng làm giảm nguy cơ ung thư buồng trứng.
   Thắt ống dẫn trứng hoặc cắt tử cung. Một nghiên cứu lớn (The Nurses'''' Health Study) theo dõi hàng nghìn phụ nữ trong 20 năm đ* thấy có sự giảm đáng kể nguy cơ ung thư buồng trứng ở phụ nữ đ* thắt ống dẫn trứng. Quá trình này cũng cho thấy có sự giảm nguy cơ ung thư buồng trứng trong nhóm phụ nữ có biến đổi về gen BRCA1. Quá trình giảm nguy cơ như thế nào thì chưa được biết rõ. Nghiên cưu này cũng chỉ ra rằng cắt tử cung làm giảm nguy cơ ung thư buồng trứng, nhưng không bằng thắt ống dẫn trứng.
   Phụ nữ có nguy cơ rất cao phát triển ung thư buồng trứng có thể lựa chọn cắt bỏ buồng trứng như một cách phòng bệnh. Phẫu thuật này, được biết đến là cắt buồng trứng phòng bệnh, được đề nghị đầu tiên cho phụ nữ có xét nghiệm biến đổi gen BRCA1 dương tính hoặc phụ nữ có tiền sử gia đình mắc ung thư buồng trứng hoặc vú, thậm chí nếu không có biến đổi.
   Những nghiên cứu chỉ ra rằng cắt buồng trứng phòng bệnh giảm nguy cơ ung thư buồng trứng tới 95% và giảm nguy cơ ung thư vú tới 50%, nếu buồng trứng được cắt bỏ trước khi m*n kinh. Cắt buồng trứng phòng bệnh giảm nhưng không loại bỏ hoàn toàn nguy cơ ung thư buồng trứng. Vì ung thư buồng trứng thường phát triển ở lớp lót mỏng của ổ bụng bao quanh buồng trứng, phụ nữ đ* cắt bỏ buồng trứng vẫn có thể mắc loại ung thư tương tự nhưng ít phổ biến hơn gọi là ung thư màng bụng nguyên phát.
   Cắt buồng trứng phòng bệnh còn gây nhiều tranh c*i bởi vì nó gây ra m*n kinh sớm, có  thể có những tác động tiêu cực đến sức khoẻ của bạn, bao gồm tăng nguy cơ lo*ng xương, bệnh tim và các tình trạng khác. Nếu bạn đang xem xét thực hiện quá trình này, cần hỏi kỹ bác sĩ về lợi ích và tác hại của phương pháp.
Tự chăm sóc
Ăn tốt, tránh những căng thẳng là cách kích thích toàn bộ sức khoẻ của bạn và đương đầu với bất kỳ loại ung thư nào.
Ăn tốt
   Chế độ dinh dưỡng tốt đặc biệt quan trọng với người đang điều trị ung thư. Nhưng ăn tốt có thể gặp khó khăn trong thời gian điều trị hoá chất hoặc tia xạ. Bạn có thể cảm thấy buồn nôn hoặc chán ăn, và thức ăn có thể có vị nhạt hoặc không ưa thích. Bạn có thể thấy rằng điều cuối cùng bạn muốn làm là chuẩn bị tốt những bữa ăn.
   Thậm chí, ăn tốt trong suốt quá trình điều trị ung thư có thể giúp bạn duy trì sức chịu đựng và khả năng chống đỡ với tác dụng phụ của điều trị. Chế độ dinh dưỡng tốt cũng có thể giúp bạn phòng ngừa nhiễm khuẩn và vẫn hoạt động tốt.
H*y nhớ những chiến lược này trong ăn tốt khi bạn cảm thấy không khoẻ:
   Ăn thức ăn giàu protein. Thức ăn nhiều protein có thể giúp xây dựng và sửa chữa những mô trong cơ thể. Những lựa chọn bao gồm trứng, sữa chua, pho-mát làm từ sữa đ* loại kem, bơ lạc, thịt gia cầm và cá. Đậu hình bầu dục, đậu xanh, đậu Hà Lan mắt đen cũng là những nguồn giàu protein, đặc biệt khi kết hợp với gạo, ngô hoặc bánh mỳ.
   Luôn suy nghĩ mở rộng những loại thức ăn mà bạn có thể ăn. Một vài thứ không ngon ngày hôm nay nhưng sẽ ngon hơn với bạn vào tuần tới.
   Khi bạn cảm thấy khoẻ, h*y ăn nhiều nhất. Ăn càng nhiều thức ăn tốt mà bạn có thể. Chuẩn bị những bữa ăn mà bạn có thể làm lạnh hoặc hâm nóng dễ dàng. Cũng tìm kiếm những bữa ăn trưa hoặc những thức ăn đ* chuẩn bị khác đông lạnh ít mỡ.
   Ăn trong không khí vui vẻ. Bất cứ khi nào có thể, ăn tại một bàn với hoa và những chiếc đĩa hấp dẫn.
   Đủ năng lượng trong những thức ăn mà bạn ăn. Ví dụ, bánh mỳ bơ, bánh mỳ với mứt và mật ong. Rắc lên thức ăn những hạt nhỏ như vừng.
   Ăn số lượng ít, nhiều bữa. Nếu bạn không thể ăn 1 bữa ăn lớn, ăn số lượng ít hơn nhưng ăn nhiều lần hơn. H*y để hoa quả và rau trong tầm tay để có thể ăn bất cứ khi nào.
   Nghỉ ngơi tích cực. Thậm chí, nếu bạn không cảm thấy khoẻ, cố gắng luyện tập cơ thể tích cực. Đi bộ đoạn ngắn hoặc leo cầu thang có thể giữ cho cơ của bạn không bị hỏng do ít vận động.
Kiểm soát căng thẳng
   Những phương pháp làm giảm sức căng cơ có thể giúp bạn kiểm soát căng thẳng. Một phương pháp đơn giản và hiệu quả là nhắm mắt và chú ý đến nhịp thở. H*y chú ý tới mỗi lần hít vào và thở ra. Nhịp thở của bạn sẽ trở nên chậm và sâu, kích thích sự thư gi*n.  Phương pháp khác là nằm xuống, nhắm mắt và thư gi*n toàn bộ cơ thể.
   Ngoài ra, những hoạt động đòi hỏi những chuyển động lặp đi lặp lại, như bơi lội, có thể tạo ra trạng thái tinh thần tương tự đạt được với ngồi thiề, tương tự như với tập yoga và các bài tập kéo căng khác.
     Bác sĩ có thể có những gợi ý đặc biệt về cách tốt nhất bạn có thể luyện tập trước, trong hoặc sau khi điều trị ung thư buồng trứng.
Những kỹ năng cần tham khảo
   Chẩn đoán ung thư có thể đặt ra thách thức rất lớn. H*y nhớ rằng không có vấn đề gì với sự lo lắng hoặc chẩn đoán, bạn không có một mình. Đây là một vài chiến lược và nguồn lực có thể giúp bạn đối đầu với ung thư dễ dàng hơn:
   Biết những gì đang mong chờ. Tìm kiếm tất cả mọi điều mà bạn có thể biết về bệnh ung thư của bạn - loại bệnh, giai đoạn, khả năng điều trị và những tác dụng phụ của điều trị. Bạn biết càng nhiều thì bạn tự chăm sóc mình càng tốt. H*y hỏi bác sĩ, tìm kiếm thông tin ở thư viện địa phương hoặc trên mạng.
   Hãy đi tiên phong. Mặc dù bạn cảm thấy mệt mỏi và không được phấn khởi, đừng kéo theo những người khác- bao gồm gia đình và bác sĩ của bạn - tạo những quyết định quan trọng của bạn. Thật là đầy nghị lực khi bạn nhận vai trò hành động trong việc điều trị của mình.
   Duy trì hệ thống người ủng hộ bền vững. Có một hệ thống ủng hộ có thể giúp bạn đương đầu với bất kỳ vấn đề nào, chẳng hạn như đau và lo âu có thể xảy ra. Mặc dù bạn bè và gia đình có thể là những giúp đỡ bạn tốt nhất, thỉnh thoảng họ có thể có cách cư xử lo lắng với bệnh của bạn. Nếu thế, sự quan tâm và am hiểu của một nhóm ủng hộ thông thường hoặc những điều khác với ung thư có thể đặc biệt hữu ích. Mặc dù những nhóm ủng hộ không có cho tất cả mọi người, họ có thể có nguồn tốt cho những thông tin đầy đủ. Bạn cũng có thể phát triển những mối quan hệ bền vững và lâu dài với những người đang trải qua hoàn cảnh giống bạn.
   Đặt ra những mục đích hợp lý. Có mục đích có thể giúp bạn kiểm soát được và đưa ra cho bạn những mục tiêu thông minh. Đừng lựa chọn mục đích mà bạn không thể hướng tới. Ví dụ, bạn không thể làm việc 40 giờ một tuần, nhưng bạn có thể làm việc ít nhất là một nửa thời gian. Thực tế, nhiều người thấy rằng tiếp tục làm việc có thể hữu ích.
   Có thời gian của riêng bạn. Ăn tốt, thư gi*n và nghỉ ngơi đủ có thể giúp bạn chiến đấu với căng thẳng và mệt mỏi của ung thư. Cũng như vậy, những kế hoạch phía trước cho thời gian rỗi, khi bạn có thể cần nghỉ ngơi nhiều hơn và làm việc có giới hạn.
   Nghỉ ngơi tích cực. Khi nhận chẩn đoán ung thư không có nghĩa phải dừng tất cả những gì bạn thích và thường làm. Cho hầu hết các vấn đề, nếu bạn cảm thấy đủ khỏe để làm, h*y tiến lên và làm nó. Điều quan trọng là nghỉ ngơi nhiều trong khả năng của bạn.
   Hãy tìm kiếm một cái gì đó có lợi hơn cho bạn. Có niềm tin vững chắc và cảm giác về một cái gì đó mạnh hơn có thể giúp bạn đương đầu thành công với ung thư.

CREDCA

Giới thiệu chung

1/16/2024 12:34:07 AM
<p><strong>Chuyen cua chau Nguyen Ngoc Khanh</strong></p>
<p>Anh <strong>Đặng Đ&igrave;nh Thiết</strong><br/>(ảnh chụp năm 2006)</p>
<p><strong>Sach da xuat ban</strong></p>
<p><strong>Sach da xuat ban</strong></p>
<p><strong>Sach da xuat ban</strong></p>
<p><strong>Sach da xuat ban</strong></p>
<p><strong>Sach da xuat ban</strong></p>
<p><strong>Sach da xuat ban</strong></p>