Liên Hệ | English
Danh Mục
Giới thiệu
Phổ biến kiến thức
Tư vấn
Cuộc sống sau điều trị
Bệnh học ung thư
Dịch vụ y tế
Ung thư trẻ em
Công trình nghiên cứu
Diễn dàn
Tin tức & Sự kiện
Hợp tác
Liên hệ
Đường dây nóng
Liên Kết Website
Tìm kiếm
 
Counter engine
HTML Hit Counters
Giới thiệu

Phẫu thuật trong điều trị bệnh ung thư

Hiện nay một số bệnh nhân ung thư còn bị ảnh hưởng của một quan niệm là nếu bị ung thư mà động dao kéo vào thì sẽ không thể chữa được nữa. Đây là một quan niệm rất sai lầm vì khi bị bệnh ung thư, các bác sĩ thường chia làm hai nhóm, một nhóm có thể mổ được và một nhóm không thể mổ được. Nhóm có thể mổ được là nhóm có cơ hội được chữa khỏi hoàn toàn với tỷ lệ cao nhất. Phẫu thuật cũng không gây nguy cơ lan tràn bệnh. Bài dưới đây chúng tôi trình bày về những chủ đề liên quan đến phẫu thuật trong điều trị ung thư.
Phẫu thuật được sử dụng như thế nào trong điều trị ung thư?
Phẫu thuật được sử dụng theo nhiều cách để điều trị bệnh ung thư.
         Phẫu thuật là phương pháp lâu đời nhất của điều trị ung thư. Nó cung cấp cơ hội tốt nhất để ngăn chặn nhiều loại bệnh ung thư, và nó còn có vai trò trong việc chẩn đoán, định giai đoạn và giúp đỡ điều trị ung thư.
         Việc phẫu thuật ung thư đối với mỗi bệnh nhân là khác nhau, phụ thuộc vào loại phẫu thuật, loại của ung thư và sức khoẻ của bệnh nhân. Đối với một số người, phẫu thuật là một can thiệp y học lớn với những tác dụng phụ làm thay đổi cuộc sống. Đối với những người khác, phẫu thuật diễn ra nhanh chóng và có ít tác dụng phụ.
Những loại khác nhau nào của phẫu thuật được sử dụng trong điều trị ung thư?

          Một số loại phẫu thuật có ích cho những người bị ung thư. Một số phẫu thuật được sử dụng trong việc kết hợp với những loại điều trị khác. Dưới đây là danh sách của loại phẫu thuật này cùng với lời giải thích ngắn gọn về những mục tiêu của phẫu thuật:
 - Phẫu thuật chữa bệnh: Phẫu thuật trị bệnh cắt bỏ khối ung thư hoặc mô tăng sinh từ cơ thể. Các nhà phẫu thuật sử dụng phẫu thuật chữa bệnh khi khối u ung thư khư trú ở một vùng đặc biệt của cơ thể. Loại điều trị này thường được coi là phương pháp điều trị đầu tiên. Tuy nhiên, những loại khác của điều trị ung thư, ví dụ như xạ trị, có thể được sử dụng trước hoặc sau phẫu thuật.
 - Phẫu thuật phòng ngừa: Phẫu thuật phòng ngừa được sử dụng để cắt bỏ mô không có các tế bào ung thư, nhưng có thể phát triển thành một khối u ác tính. Ví dụ, những polyp (u bướu nhỏ lồi lên trên mặt lòng đại tràng) trong đại tràng có thể được cho là mô tiền ung thư và phẫu thuật phòng ngừa có thể được thực hiện để loại bỏ chúng.
 - Phẫu thuật chẩn đoán: Phẫu thuật chẩn đoán giúp xác định liệu các tế bào u có phải là ung thư không. Phẫu thuật chẩn đoán được dùng để cắt lấy một mẫu mô để làm xét nghiệm và đánh giá (do một bác sĩ giải phẫu bệnh làm trong phòng thí nghiệm). Các mẫu mô giúp xác nhận chẩn đoán, nhận biết loại ung thư, hoặc xác định giai đoạn của ung thư.
 - Phẫu thuật định giai đoạn: Phẫu thuật định giai đoạn tiến hành để phát hiện sự lan tràn của ung thư, hoặc sự lan tràn của bệnh trong cơ thể. Phương pháp soi ổ bụng (nhìn qua một thấu kính hoặc máy quay phim nhỏ được đưa vào qua một đường rạch nhỏ để quan sát bên trong cơ thể và lấy ra những mẫu mô) là một ví dụ của phẫu thuật định giai đoạn.
 - Phẫu thuật cắt bỏ một phần khối u: Phẫu thuật này lấy ra một phần, không phải là tất cả, của một khối u ung thư. Phương pháp này được sử dụng trong một số trường hợp khi mà việc cắt bỏ toàn bộ khối u có thể gây ra tổn thương cho một cơ quan hoặc cho cơ thể. Những loại khác của điều trị ung thư, ví dụ như hoá trị liệu và xạ trị, có thể được sử dụng sau khi phẫu thuật cắt bỏ một phần u được thực hiện.
 - Phẫu thuật giảm nhẹ (sửa chữa): Phẫu thuật sửa chữa được sử dụng để điều trị ung thư ở giai đoạn muộn. Phương pháp này không tiến hành để chữa khỏi bệnh ung thư, nhưng để làm giảm nhẹ sự khó chịu hoặc để sửa chữa những khó khăn khác của ung thư hoặc có thể do việc điều trị ung thư gây ra.
 - Phẫu thuật hỗ trợ: Phẫu thuật hỗ trợ tương tự như phẫu thuật giảm nhẹ vì nó không được dùng để chữa khỏi bệnh ung thư. Thay vào đó, phương pháp này giúp cho các phương pháp điều trị ung thư khác được tiến hành có hiệu quả. Một ví dụ của phẫu thuật hỗ trợ là sự lồng vào tĩnh mạch một ống thông nhỏ để truyền thuốc vào trong hoá trị liệu.
 - Phẫu thuật phục hồi: Phẫu thuật phục hồi đôi khi được sử dụng như một phương pháp tiếp tục chữa bệnh hoặc sử dụng những phương pháp phẫu thuật khác để thay đổi hoặc phục hồi diện mạo hoặc chức năng của một phần cơ thể của người bệnh. Ví dụ, những phụ nữ bị ung thư vú đôi khi cần phẫu thuật tạo hình lại vú để hồi phục lại hình dáng cơ thể. Phẫu thuật chữa bệnh đối với ung thư vòm miệng có thể gây ra sự thay đổi trong hình dạng và diện mạo miệng của người bệnh. Phẫu thuật phục hồi có thể được thực hiện để sửa chữa những biến đổi này.
 Những nguy cơ và tác dụng phụ nặng của phẫu thuật điều trị ung thư là gì?
          Nguy cơ là một phần của bất cứ phương pháp phẫu thuật nào. Mặc dù các nhà khoa học và kỹ thuật y học đã tạo ra sự an toàn trong phẫu thuật và sự chọn lựa điều trị chắc chắn, vẫn luôn luôn có nguy cơ của phẫu thuật và những tác dụng phụ nặng. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, những tác dụng rõ ràng của phẫu thuật có nhiều giá trị hơn các nguy cơ. Đây là một trong những lý do tại sao việc hiểu biết về bệnh ung thư và điều trị ung thư của bạn là điều quan trọng. Khi bạn có hiểu biết về phẫu thuật ung thư  thì sự lựa chọn của bạn sẽ tốt hơn. Chắc chắn là bạn cần hỏi về những biến chứng nặng dưới đây với bác sĩ điều trị ung thư của bạn trước khi điều trị:
 Những vấn đề trong phẫu thuật có thể bao gồm:
 - Sự hư hại của các vùng trong cơ thể
 - Mất máu
 - Sự phản ứng có hại với thuốc
 Những vấn đề sau phẫu thuật có thể bao gồm:
 - Sự đau đớn hoặc khó chịu (một vấn đề phổ biến sau phẫu thuật là có thể giảm nhẹ sự đau đớn hoặc khó chịu bằng thuốc và sự giúp đỡ của đội ngũ bác sĩ điều trị ung thư).
 - Những nhiễm khuẩn
 - Những bệnh khác, ví dụ như viêm phổi
 - Mất máu hoặc nghẽn mạch
 Những phương pháp khác của phẫu thuật có thể hỗ trợ điều trị ung thư không?
          Có một số phương pháp phẫu thuật đặc biệt được sử dụng trong suốt quá trình điều trị ung thư. Dưới đây là danh sách của một số phương pháp điều trị phẫu thuật này:
 - Phẫu thuật lạnh: Phẫu thuật này sử dụng nhiệt độ cực kỳ lạnh để tiêu diệt các tế bào ung thư. Phẫu thuật lạnh được sử dụng hầu hết với các ung thư da và ung thư đốt sống cổ. Tuỳ thuộc vào khối u ở bên trong hay bên ngoài cơ thể, chất nitơ lỏng được đặt trên da hoặc trong một dụng cụ được gọi là ống thông lạnh (dụng cụ này được đưa vào bên trong cơ thể vì vậy dụng cụ này tiếp xúc được với khối u). Phẫu thuật lạnh được đánh giá như một điều trị phẫu thuật đối với một số loại ung thư.
 - Phẫu thuật Lade (Laser): Kỹ thuật này sử dụng những chùm tia năng lượng thay vì những dụng cụ để cắt bỏ những ung thư rất nhỏ (không gây tổn hại cho các mô xung quanh), để làm co nhỏ lại hoặc phá huỷ các khối u, hoặc để hoạt hoá các loại thuốc để tiêu diệt các tế bào ung thư. Phẫu thuật lade là một phương pháp rất chính xác, vì vậy có thể được sử dụng để điều trị ung thư da và ung thư ở những vùng khó tiếp cận của cơ thể bao gồm cổ tử cung, trực tràng và thanh quản.
 - Phẫu thuật điện: Ung thư da và ung thư miệng đôi khi được điều trị bằng phẫu thuật điện. Kỹ thuật này sử dụng dòng điện để giết các tế bào ung thư.
 - Phẫu thuật kiểm soát về vi thể: Phương pháp phẫu thuật này có ích khi ung thư ảnh hưởng đến những phần nhạy cảm của cơ thể, ví dụ như mắt. Những lớp da được cắt bỏ và kiểm tra bằng vi thể (kính hiển vi) cho đến khi những tế bào ung thư không thể được phát hiện ra.
 Các loại gây mê:
          Trong suốt quá trình phẫu thuật, bạn sẽ được áp dụng một số thể của gây mê- một loại thuốc góp phần làm giảm nhẹ sự đau đớn và cảm giác trong suốt quá trình phẫu thuật. Loại và liều lượng thuốc mê được chuyên gia gây mê thực hiện. Khi một bệnh nhân đối mặt với phẫu thuật, họ sẽ gặp chuyên gia gây mê trước. Chuyên gia gây mê sẽ xem lại tình trạng sức khoẻ và tiền sử của bệnh nhân để lập kế hoạch gây mê thích hợp cho phẫu thuật.
          Có một số thể khác nhau của gây mê. Loại gây mê mà bạn sẽ được áp dụng phụ thuộc vào loại phẫu thuật và tình trạng sức khoẻ của bạn. Thông thường, chuyên gia gây mê sẽ thêm thuốc an thần cùng với thuốc mê. Những loại khác nhau của gây mê bao gồm:
 - Gây mê cục bộ: Gây mê cục bộ sử dụng loại thuốc được dùng để tạm thời làm giảm cảm giác đau đớn trong một vùng riêng biệt của cơ thể. Bệnh nhân vẫn còn nhận biết rõ trong suốt quá trình gây mê cục bộ. Đối với loại phẫu thuật nhỏ, gây mê cục bộ có thể được thực hiện qua đường tiêm thẳng vào vị trí phẫu thuật. Tuy nhiên, khi một vùng lớn cần phải được làm tê đi, hoặc nếu tiêm gây mê cục bộ không thâm nhập đủ sâu, bác sĩ phẫu thuật có thể phải sử dụng đến những phương pháp gây mê vùng.
 - Gây mê vùng: Gây mê vùng có nghĩa là việc chỉ làm tê một phần của cơ thể sẽ được làm phẫu thuật. Thông thường, một mũi tiêm gây mê cục bộ được tiêm vào vùng các dây thần kinh cảm giác của phần đó của cơ thể. Có một số thể của gây mê vùng, hai trong số đó được mô tả dưới đây:
          + Gây mê cột sống: Thường được sử dụng đối với vùng bụng dưới, khung chậu, trực tràng hoặc phẫu thuật những bộ phận xa nhất. Kiểu gây mê này là tiêm trực tiếp một liều thuốc riêng của chất gây mê vào tuỷ sống ở phần dưới thắt lưng, gây ra tình trạng tê phần dưới cơ thể.
          + Gây tê ngoài màng cứng: Loại gây mê này tương tự như gây mê tuỷ sống và còn là phương pháp được sử dụng phổ biến cho phẫu thuật các chi dưới và trong suốt quá trình đau đẻ và sinh đẻ. Loại gây mê này được thực hiện bằng cách truyền thuốc liên tục qua một ống thông nhỏ được đặt vào trong khoảng trống bao quanh ống xương ở vùng thắt lưng, gây ra tê phần dưới cơ thể.
 - Gây mê toàn thân: Gây mê toàn thân là làm cho bệnh nhân bất tỉnh trong suốt quá trình phẫu thuật. Loại thuốc này được hít vào qua một mặt nạ thở hoặc một cái ống, hoặc được thực hiện qua một đường tĩnh mạch- một ống nhựa nhỏ được đặt vào trong một đường tĩnh mạch (thường ở cánh tay của bệnh nhân). Một ống thở có thể được đặt vào trong khí quản để duy trì việc thở thích hợp trong suốt quá trình phẫu thuật. Một khi cuộc phẫu thuật đã hoàn thành, chuyên gia gây mê dừng quá trình gây mê lại và bệnh nhân tỉnh dậy trong phòng hồi sức.
 Chuyên gia gây mê
          Những chuyên gia gây mê là những bác sĩ đã được đào tạo để thực hiện và điều khiển quá trình gây mê trong suốt một ca phẫu thuật. Các bác sĩ còn chịu trách nhiệm trong việc quản lý và giải quyết những thay đổi chức năng sống quyết định của bạn, như việc thở, nhịp tim, và huyết áp- vì chúng bị ảnh hưởng của loại phẫu thuật được thực hiện. Hơn nữa, các bác sĩ còn chẩn đoán và điều trị ngay lập tức bất cứ vấn đề sức khoẻ nào có thể phát sinh trong và sau phẫu thuật.
          Trước khi phẫu thuật, chuyên gia gây mê sẽ đánh giá tình trạng sức khoẻ của bệnh nhân và đưa ra một chương trình gây mê, trong đó điều kiện cơ thể của bệnh nhân được ghi vào bản báo cáo. Việc cần thiết là chuyên gia gây mê biết được nhiều nhất có thể về tiền sử sức khoẻ, lối sống và các loại thuốc chữa bệnh của bạn. Một số thông tin đặc biệt quan trọng mà họ cần phải biết bao gồm như sau:
 - Sự phản ứng lại của những lần gây mê trước: Nếu bạn đã từng có phản ứng xấu với một loại thuốc gây mê, bạn có thể cần phải mô tả chính xác phản ứng đó như thế nào và những triệu chứng cụ thể của bạn là gì. Hãy mô tả chi tiết nhất có thể cho nhà gây mê biết, như là liệu bạn có cảm thấy buồn nôn sau phẫu thuật không.
          + Những loại thảo dược bổ sung phổ biến:
          Mới đây, thảo dược bổ sung được biết đến như là những sản phẩm thảo dược nhất định được hàng triệu người ở một số nước sử dụng phổ biến, có thể gây ra những thay đổi trong nhịp tim và huyết áp và có thể tăng nguy cơ chảy máu ở một số bệnh nhân. Các loại thảo dược phổ biến là cây bạch quả (lá quạt) hai thuỳ (một loại thảo dược được sử dụng cho nhiều tình trạng kết hợp với tuổi già, bao gồm tuần hoàn kém và mất trí nhớ), tỏi (một loại thảo dược thường được sử dụng cho các tình trạng tim mạch và giúp ngăn ngừa bệnh cảm lạnh, bệnh cúm, và những bệnh nhiễm khuẩn khác), củ gừng và sâm (được sử dụng như một loại thuốc bổ tổng hợp để tăng sức khoẻ toàn bộ cơ thể, được cho là có ích trong việc nâng cao sức lực và chống lại sự căng thẳng), có thể dẫn đến mất máu quá nhiều do ngăn cản việc hình thành cục máu đông. Thêm vào đó, loại cỏ St.John''''s (một loại thảo dược phổ biến dùng cho chứng trầm cảm nhẹ đến vừa) và cây Kava (họ hồ tiêu) (một loại thảo dược sử dụng phổ biến khác cho chứng suy nhược và làm phấn chấn tinh thần) có thể kéo dài tác dụng giảm đau của thuốc mê. Các bác sĩ gây mê thường khuyên các bệnh nhân có kế hoạch để phẫu thuật dừng việc sử dụng tất cả các loại thảo dược bổ sung ít nhất hai đến ba tuần trước khi làm phẫu thuật để cơ thể đào thải được các loại thuốc bổ sung này.
          + Bất cứ sự dị ứng nào đã biết: Việc nói với chuyên gia gây mê về bất cứ loại dị ứng nào bạn đã gặp phải là rất quan trọng, vì một số loại thuốc gây mê gây ra những sự dị ứng trái ngược nhau, đặc biệt ở những người bị dị ứng với trứng và các sản phẩm của đậu nành. Những dị ứng với cả hai loại thức ăn và thuốc sẽ được nhận biết.
          + Đơn thuốc gần đây và/hoặc hiện nay và những loại thuốc không cần đơn bác sĩ. Điều này cũng quan trọng để bác sĩ phẫu thuật và chuyên gia gây mê của bạn biết về cả hai loại thuốc được kê đơn và tự mua mà bạn đang uống, hoặc đã uống gần đây. Những loại thuốc kê đơn nhất định, ví dụ như Coumadin, một chất để pha loãng máu, cần phải được đình chỉ một thời gian trước khi làm phẫu thuật. Thêm vào đó, vì nhiều người uống aspirin hàng ngày để ngăn chặn cơn đau tim, hoặc những loại thuốc bổ sung thuộc chế độ ăn kiêng vì những lý do sức khoẻ khác, các bác sĩ điều trị cần có ý thức về những loại thảo dược này, vì chúng có thể kéo dài sự chảy máu và cản trở tác dụng của thuốc làm giãn cơ được các chuyên gia gây mê sử dụng.
          + Hút thuốc và uống rượu bia: Hút thuốc lá và uống rượu bia có thể ảnh hưởng mạnh đến cơ thể bạn và đôi khi còn mạnh hơn nhiều loại thuốc kê đơn mà bạn đang uống. Vì thuốc lá và rượu ảnh hưởng đến phổi, tim, gan và máu, có thể làm thay đổi cách tác dụng của một số loại thuốc gây mê trong suốt quá trình phẫu thuật. Điều quan trọng là hãy cho bác sĩ phẫu thuật và chuyên gia gây mê của bạn biết về việc sử dụng  các loại chất này trong quá khứ, gần đây và hiện tại của bạn trước khi phẫu thuật.
          Việc trải qua phẫu thuật có thể là một động cơ tốt để bỏ thuốc lá. Hầu hết các bệnh viện cấm hút thuốc và các bác sĩ, y tá và các chuyên gia sức khoẻ khác sẽ luôn dành cho bạn sự ủng hộ. Thêm vào đó, bạn sẽ khỏi bệnh và bình phục nhanh hơn, đặc biệt là ở vết mổ, hoặc nếu ca mổ của bạn liên quan đến bất kỳ một xương nào. Việc bỏ thuốc lá còn làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch và ung thư của bạn.
          + Sử dụng các loại thuốc "đường phố" (ví dụ như cần sa, cocain, các loại thuốc kích thích, v v..)
         Các bệnh nhân thường miễn cưỡng khi nói về những vấn đề sử dụng thuốc bất hợp pháp, nhưng bạn nên nhớ rằng tất cả những cuộc đàm luận đó giữa bạn và bác sĩ phẫu thuật và chuyên gia gây mê được giữ bí mật. Điều cốt yếu là họ chỉ muốn biết về việc sử dụng các chất đó của bạn trong quá khứ, gần đây và hiện tại. Điều quan trọng là nên nhớ rằng sự quan tâm hiểu biết về những thông tin này chỉ nhằm mục đích đủ hiểu về tình trạng cơ thể bạn để có được việc gây mê an toàn nhất có thể được

CREDCA

Giới thiệu chung

1/16/2024 12:34:07 AM
<p><strong>Chuyen cua chau Nguyen Ngoc Khanh</strong></p>
<p>Anh <strong>Đặng Đ&igrave;nh Thiết</strong><br/>(ảnh chụp năm 2006)</p>
<p><strong>Sach da xuat ban</strong></p>
<p><strong>Sach da xuat ban</strong></p>
<p><strong>Sach da xuat ban</strong></p>
<p><strong>Sach da xuat ban</strong></p>
<p><strong>Sach da xuat ban</strong></p>
<p><strong>Sach da xuat ban</strong></p>