Liên Hệ | English
Danh Mục
Giới thiệu
Phổ biến kiến thức
Tư vấn
Cuộc sống sau điều trị
Bệnh học ung thư
Dịch vụ y tế
Ung thư trẻ em
Công trình nghiên cứu
Diễn dàn
Tin tức & Sự kiện
Hợp tác
Liên hệ
Đường dây nóng
Liên Kết Website
Tìm kiếm
 
Counter engine
HTML Hit Counters
Giới thiệu

ăn uống trước, trong và sau điều trị ung thư

Chế độ ăn là một phần quan trọng của việc điều trị

         Chế độ ăn là một phần quan trọng của việc điều trị bệnh ung thư. Việc bạn ăn các loại thức ăn hợp lý trước, trong và sau điều trị có thể giúp bạn cảm thấy tốt hơn và giữ được sức khoẻ tốt hơn. Những thông tin trong cuốn sách nhỏ này giúp bạn hiểu biết về sự cần thiết của chế độ ăn của bạn trong suốt quá trình điều trị và giúp bạn đối phó với những tác dụng phụ có thể ảnh hưởng đến việc ăn uống. Thông tin này dành cho các bệnh nhân ung thư và gia đình của họ. Các thông tin này đã được thu thập từ nhiều nguồn và phản ánh những kinh nghiệm có hiệu quả cao và đáng tin cậy của những bệnh nhân ung thư và các bác sĩ, y tá và các chuyên gia dinh dưỡng.

Trước khi bắt đầu điều trị

         Khi bệnh ung thư của bạn được chẩn đoán lần đầu tiên, bác sĩ của bạn đã nói với bạn về kế hoạch điều trị. Kế hoạch này có thể bao gồm phẫu thuật, điều trị tia xạ, hoá chất, liệu pháp hormon và miễn dịch trị liệu sinh học hoặc kết hợp các phương pháp điều trị này.

         Tất cả những phương pháp điều trị ung thư này đều nhằm để tiêu diệt các tế bào ung thư. Trong quá trình tiêu diệt các tế bào ung thư, một số tế bào khoẻ mạnh cũng bị tổn hại. Đó là nguyên nhân gây ra những tác dụng phụ của điều trị ung thư. Những tác dụng phụ này có thể ảnh hưởng đến khả năng ăn uống của bạn, bao gồm:

            - Mất cảm giác ngon miệng.

            - Những thay đổi về cân nặng (giảm hoặc tăng cân).

            - Đau miệng hoặc cổ họng.

            - Khô miệng.

            - Những vấn đề về răng và lợi.

            - Những thay đổi cảm giác về mùi vị.

            - Buồn nôn/nôn.

            - ỉa chảy.

            - Không chịu được chất đường sữa.

            - Chứng táo bón.

            - Sự mệt mỏi và suy nhược.

         Bạn có thể có hoặc không có bất cứ tác dụng phụ nào. Nhiều yếu tố xác định rõ liệu bạn có bất cứ tác dụng phụ nào không và chúng sẽ tác động đến mức độ nào. Những yếu tố này bao gồm loại ung thư bạn mắc phải, phần cơ thể được điều trị, loại và thời gian kéo dài của phương pháp điều trị và loại thuốc điều trị. May mắn là có những tác dụng phụ nhưng thường được kiểm soát tốt. Hầu hết các tác dụng phụ mất đi sau khi điều trị kết thúc. Bác sĩ hoặc y tá của bạn có thể cho bạn biết nhiều hơn về những thay đổi của khi có những tác dụng phụ và những tác dụng phụ này biểu hiện như thế nào.

Chế độ dinh dưỡng có thể khác nhau đối với mỗi bệnh nhân

         Những gợi ý về các loại thức ăn và việc ăn uống đối với những bệnh nhân ung thư có thể rất khác nhau so với lời gợi ý thông thường cho một chế độ ăn uống có lợi cho sức khoẻ. Điều này có thể là khó hiểu đối với nhiều bệnh nhân vì những lợi gợi ý mới này có thể dường như là trái ngược với những gì mà họ thường nghe thấy. Những hướng dẫn về chế độ dinh dưỡng thường nhấn mạnh việc ăn nhiều loại rau quả và các loại bánh mỳ và ngũ cốc; bao gồm một lượng thịt vừa đủ và các sản phẩm từ bơ sữa; cắt giảm chất béo, đường, rượu và muối. Những lời khuyên và thông tin thêm về những chế độ dinh dưỡng này được trình bày ở phần "Sau khi điều trị kết thúc".

         Chế độ dinh dưỡng cho những bệnh nhân ung thư có thể tập trung vào việc giúp cho bạn ăn những loại thức ăn có mức calo cao hơn là chú trọng về chất đạm. Sự gợi ý về chế độ dinh dưỡng có thể bao gồm việc ăn và uống nhiều hơn các chất sữa, kem, pho mát và các món trứng được nấu chín. Những khuyến nghị khác có thể bao gồm việc tăng sử dụng nước xốt và nước thịt, hoặc sự thay đổi những phương pháp nấu ăn của bạn bao gồm thêm bơ, bơ thực vật hoặc dầu thực vật. Đôi khi, sự khuyến cáo chế độ dinh dưỡng cho những bệnh nhân ung thư gợi ý rằng bạn ăn ít những loại thức ăn thịt động vật bởi vì những loại thức ăn này có thể làm trầm trọng thêm những vấn đề như là ỉa chảy hoặc đau miệng.        

         Những khuyến nghị chế độ dinh dưỡng cho những bệnh nhân ung thư là khác nhau vì chúng được chỉ định nhằm đem lại sức khoẻ cho bạn và giúp bạn chống lại những ảnh hưởng của bệnh ung thư và việc điều trị căn bệnh đó. Khi bạn khoẻ mạnh, việc ăn đủ các loại thức ăn để có được các chất dinh dưỡng bạn cần thường thì không có gì khó khăn. Tuy nhiên, trong suốt quá trình điều trị sự ăn uống có thể trở thành một sự thách thức, đặc biệt là nếu bạn có những tác dụng phụ hoặc đơn giản là bạn cảm thấy không được khoẻ.

Tự chuẩn bị cho quá trình điều trị ung thư

         Đến tận khi việc điều trị của bạn thực sự bắt đầu, bạn vẫn không biết chính xác bất cứ những tác dụng phụ nào bạn có thể bị hoặc bạn sẽ cảm thấy như thế nào. Có một cách để chuẩn bị là hãy nghĩ đến việc điều trị của bạn như là một lần dành hết sự tập trung vào bản thân và vào việc tiếp nhận điều trị một cách tốt nhất. Dưới đây là một số cách để giúp bạn chuẩn bị sẵn sàng cho việc điều trị:

Suy nghĩ tích cực:

            - Nhiều người ăn ít hoặc không ăn được gì do các tác dụng phụ. Thậm chí, nếu bạn có bị các tác dụng phụ, chúng có thể nhẹ và hầu sẽ hết sau khi điều trị ung thư kết thúc. Hơn nữa, hiện nay có một số loại thuốc có thể có tác dụng tốt để kiểm soát các tác dụng phụ.

            - Việc có thái độ tích cực, nói ra những cảm xúc của bạn, có được kiến thức thích hợp về bệnh ung thư và việc điều trị và việc lập ra những cách để đối phó có thể giúp bạn giảm mọi lo lắng và băn khoăn, làm cho bạn cảm thấy tự tin hơn và giúp bạn giữ được việc ăn uống ngon miệng.

            - Thay đổi thức ăn: ngay cả khi bạn có những khó khăn về việc ăn uống, sẽ có ngày việc ăn uống là một niềm vui thích đối với bạn.    

Hãy ăn một chế độ ăn có lợi cho sức khoẻ

            - Một chế độ ăn có lợi cho sức khoẻ là quan trọng đối với con người để cơ thể hoạt động được tốt nhất. Điều này càng quan trọng hơn đối với những bệnh nhân ung thư.

            - Nếu bạn vẫn đang ăn một chế độ ăn có lợi cho sức khoẻ, bạn sẽ tiếp tục ăn trong quá trình điều trị, nó sẽ là nguồn dự trữ để giúp duy trì sức khoẻ của bạn, ngăn chặn sự suy nhược các mô của cơ thể, tái sinh các mô và duy trì hàng rào bảo vệ của bạn chống lại những nhiễm khuẩn.

            - Những người ăn uống tốt có thể đối phó với các tác dụng phụ tốt hơn. Thậm chí, bạn có thể sử dụng được những liều thuốc cao hơn những phương pháp điều trị nhất định. Ví dụ, chúng ta đã biết rằng một số phương pháp điều trị ung thư thường có hiệu quả nhiều hơn nếu người bệnh được nuôi dưỡng tốt và có đủ lượng calo và chất đạm trong chế độ ăn của mình.

            - Đừng lo lắng khi thử dùng những loại thức ăn mới. Một số loại thức ăn có thể trước kia bạn không bao giờ thích ăn, bây giờ có thể ưa thích với bạn trong suốt quá trình điều trị.

Lập kế hoạch trước

            - Tích trữ  trong phòng và tủ lạnh các loại thức ăn bạn ưa thích, vì vậy bạn sẽ không phải thường xuyên đi chợ. Những thức ăn bao gồm cả những loại bạn biết là bạn có thể ăn được ngay cả khi bạn bị ốm.

            - Giữ những loại thức ăn dễ sử dụng mà không cần hoặc chỉ cần chuẩn bị một chút là có thể ăn được, ví dụ như bánh, bơ thực vật, pho mát và trứng.

            - Hãy nấu trước một số thức ăn và giữ trong tủ lạnh, chia phần cho từng bữa.

            - Bạn cần sự giúp đỡ của bạn bè hoặc các thành viên trong gia đình trong việc đi chợ và nấu ăn. Hoặc hãy đề nghị một người bạn hoặc một người trong gia đình chăm lo công việc này cho bạn.

            - Hãy nói với chuyên gia dinh dưỡng về những lo lắng của bạn và những gì bạn có thể mong đợi. Họ có thể cho bạn những lời khuyên và giúp bạn lập ra những khẩu phần ăn. Đề nghị giúp đỡ để lập một danh sách các thực phẩm với các loại thức ăn có thể giúp bạn đối phó với các tác dụng phụ có thể xảy ra, ví dụ như chứng táo bón và buồn nôn. Hãy hỏi về những tác dụng gì đã xảy ra với những bệnh nhân khác.

Giải quyết những vấn đề ăn uống trong quá trình điều trị

         Tất cả các phương pháp điều trị ung thư như phẫu thuật, xạ trị, hoá trị, liệu pháp hormon và liệu pháp sinh vật học (liệu pháp miễn dịch) đều có tác dụng rất mạnh. Mặc dù những phương pháp điều trị này nhằm vào các tế bào ung thư phát triển nhanh trong cơ thể bạn. Những tế bào khoẻ mạnh cũng có thể bị tổn hại. Những tế bào khoẻ mạnh bình thường vẫn phát triển và phân chia nhanh, như những tế bào niêm mạc miệng, đường tiêu hoá, và các tế bào chân tóc, thường bị ảnh hưởng do điều trị ung thư. Sự tổn hại đối với các tế bào khoẻ mạnh là những nguyên nhân của những tác dụng phụ khó chịu gây ra những khó khăn trong việc ăn uống. Bảng 1 trình bày một số những tác dụng phụ có thể xuất hiện như là hậu quả của việc điều trị ung thư.

         Các tác dụng phụ của điều trị ung thư là khác nhau giữa các bệnh nhân. Phần cơ thể bị điều trị, loại và thời gian kéo dài của đợt điều trị và liều điều trị quyết định những tác dụng phụ nào sẽ xảy ra.

         Điều may mắn là không phải ai cũng bị những tác dụng phụ trong quá trình điều trị, và hầu hết những tác dụng phụ này hết khi quá trình điều trị kết thúc. Các tác dụng phụ còn có thể được kiểm soát tốt hơn bằng những loại thuốc mới. Hãy nói với bác sĩ của bạn về những tác dụng phụ có thể có do quá trình điều trị và có thể kiểm soát được những tác dụng phụ nào.

         Một số khó khăn trong việc ăn uống do chính việc điều trị gây ra. Mặt khác, người bệnh có thể gặp những khó khăn trong việc ăn uống vì họ cảm thấy khó chịu, lo lắng hoặc sợ hãi. Việc mất cảm giác ăn ngon miệng và buồn nôn là hai phản ứng bình thường của cảm giác lo lắng hoặc sợ hãi. Mỗi lần đến đợt điều trị của bạn và bạn có nhận thức tốt hơn về những điều gì sẽ xảy ra, rồi bạn sẽ phản ứng lại như thế nào, những vấn đề về việc ăn uống liên quan với sự lo lắng có thể được khắc phục tốt hơn.

         Trong lúc bạn đang nằm viện điều trị hoặc đang trải qua quá trình điều trị, hãy nói chuyện với bác sĩ, y tá hoặc một nhà tư vấn. Họ có thể trả lời những câu hỏi của bạn và cho bạn những lời khuyên cụ thể về những bữa ăn chính, bữa ăn tạm và những loại thức ăn và việc đối phó với bất cứ khó khăn về vấn đề ăn uống nào mà bạn gặp phải. Họ còn có thể giúp bạn bằng những chế độ ăn kiêng ưu tiên mang những bản sắc văn hoá và dân tộc khác nhau.

         Hãy thoải mái khi nói chuyện với bác sĩ về những vấn đề mới xuất  hiện trong quá trình hồi phục của bạn. Hãy hỏi họ xem điều gì tốt cho những bệnh nhân khác.

         Nên nhớ rằng, không được ăn bất cứ đồ ăn cứng và ăn nhanh nào gây ảnh hưởng trong suốt quá trình điều trị ung thư. Một số bệnh nhân có thể vẫn tiếp tục ăn những món họ ưa thích và ăn uống thấy ngon miệng như bình thường trong hầu hết những lần điều trị ung thư của họ. Những bệnh nhân khác có thể có những ngày họ cảm thấy không muốn ăn một chút nào; thậm chí việc nghĩ đến thức ăn có thể làm cho họ cảm thấy ốm thêm. Dưới đây là một số điều cần nhớ để kiềm chế:

            - Khi bạn có thể ăn được, hãy cố gắng ăn những khẩu phần ăn chính và những bữa phụ có đủ chất đạm và calo; những chất này sẽ giúp bạn giữ ổn định sức khoẻ, ngăn chặn những mô của cơ thể khỏi bị suy nhược, và tái sinh lại những mô do việc điều trị ung thư có thể gây tổn hại.

            - Nhiều người thấy rằng cảm thấy ăn ngon hơn trong buổi sáng. Hãy tận dụng cơ hội này và ăn nhiều hơn. Hãy xem xét việc ăn bữa chính của bạn vào buổi sớm hơn trong ngày và ăn thức ăn lỏng muộn hơn nếu bạn cảm thấy không muốn ăn.

            - Nếu bạn cảm thấy không khoẻ và chỉ có thể ăn được một hoặc hai món, hãy tiếp tục với những món ăn đó đến tận khi bạn có thể ăn được những thức ăn khác. Hãy cố gắng ăn thêm một bữa thức ăn lỏng với lượng calo và chất đạm cao.

            - Vào những ngày bạn không thể ăn được gì, đừng lo lắng về chuyện đó. Hãy làm những gì có thể để cho mình cảm thấy thoải mái hơn. Hãy trở lại việc ăn uống ngay khi bạn có thể, và hãy cho bác sĩ biết nếu những khó khăn này không được cải thiện trong vòng vài ba ngày.

            - Hãy cố gắng uống nhiều các loại nước, đặc biệt trong những ngày bạn cảm thấy không muốn ăn. Nước là một yếu tố cần thiết cho việc thực hiện các chức năng thích hợp của cơ thể, vì vậy uống đủ các loại nước sẽ bảo đảm cho cơ thể bạn có đủ lượng nước cần thiết. Đối với hầu hết người lớn, nên uống 6 đến 8 cốc nước mỗi ngày. Hãy cố gắng luôn mang theo một chai nước bên người. Việc này có thể giúp bạn dần dần có thói quen uống nhiều các loại nước.

Đối phó với các tác dụng phụ

         Hãy thử tất cả những gợi ý này để biết được cách nào có tác dụng tốt nhất cho bạn. Hãy chia sẻ những mong muốn và lo âu của bạn với gia đình và bạn bè, đặc biệt là những người chuẩn bị các bữa ăn cho bạn.

         Hãy để cho mọi người biết là bạn đánh giá cao sự giúp đỡ của họ.

Mất cảm giác thèm ăn

         Mất cảm giác thèm ăn hoặc ăn được ít là những vấn đề thông thường nhất xuất hiện cùng với bệnh ung thư và việc điều trị bệnh ung thư. Không ai biết được chính xác điều gì gây nên hiện tượng mất cảm giác thèm ăn. Việc này có thể gây ra do những lần điều trị hoặc do chính bệnh ung thư. Những cảm giác như sợ hãi hoặc sự suy nhược cơ thể còn làm mất đi cảm giác thèm ăn của người bệnh. Hãy hỏi bác sĩ hoặc nhà tư vấn về những phương pháp để giảm bớt những trở ngại nhạy cảm này. Đôi khi những tác dụng phụ của điều trị như buồn nôn, nôn hoặc những sự thay đổi về mùi vị của thức ăn làm cho người bệnh cảm thấy không muốn ăn. Nếu đó là nguyên nhân, hãy hỏi ý kiến bác sĩ của bạn để làm cho những tác dụng phụ được kiểm soát tốt hơn.

         Đối với một số người, mất cảm giác ăn ngon miệng xảy ra trong một hoặc hai ngày, đối với những người khác, đó là một mối lo lắng. Bất kể lý do gì, dưới đây là một số gợi ý có thể giúp bạn được:

            - Hãy cố gắng ăn nhiều bữa phụ nhẹ, hoặc các loại thức ăn đã sấy khô, như là "bữa sáng ăn liền" trong suốt những ngày điều trị khi bạn thấy khó có thể ăn được như bình thường.

            - Hãy cố gắng thường xuyên ăn những bữa ăn nhỏ trong ngày hơn là ăn nhiều vào các bữa ăn chính. Cách này có thể làm cho bạn dễ dàng ăn được nhiều hơn, và bạn sẽ không bị cảm giác no.

            - Hãy để các loại bánh trong phạm vi dễ lấy vì thế bạn có thể lấy được bất cứ lúc nào khi cảm thấy muốn ăn. Pho mát và bánh quy, bánh nướng, kem, bơ thực vật, nước quả là những đồ ăn tốt. Hãy mang theo những loại bánh khi bạn đi ra ngoài, ví dụ như những loại bánh quy hoặc những hộp nho khô nhỏ.

            - Ngay cả khi nếu bạn không muốn ăn những loại thức ăn rắn, hãy cố gắng uống những loại đồ uống trong cả ngày. Nước ép quả, canh thịt và những loại nước quả khác có thể mang lại cho bạn nguồn năng lượng và chất dinh dưỡng quan trọng. Những loại đồ uống có nguồn gốc từ sữa còn cung cấp cho bạn chất đạm.

            - Nếu có thể, hãy cố gắng ăn chút ít vào trước giờ đi ngủ. Việc này sẽ không ảnh hưởng đến cảm giác ngon miệng của bạn trong bữa tiếp theo.

            - Đôi khi, việc thay đổi  hình thức bữa ăn sẽ làm cho thức ăn hấp dẫn hơn và giúp bạn ăn thấy ngon hơn. Ví dụ, nếu ăn uống đầy đủ, nước quả tươi là rất tốt, hãy cố gắng trộn lẫn nước quả vào một cốc sữa trứng lắc đều.

            - Hãy cố gắng ăn những loại thức ăn nhẹ, mát hoặc được giữ lạnh. Ví dụ như sữa chua, các loại sữa trứng hoặc kem que.

            - Khi bạn cảm thấy thèm ăn, hãy ăn một bữa ăn đầy đủ ngay khi đó. Nhiều người có cảm giác ăn ngon miệng nhất trong buổi sáng, sau khi họ đã có một giấc ngủ ngon.

            - Trong suốt bữa ăn, nên nhấm nháp từng ngụm nước nhỏ vì khi uống vào có thể làm cho bạn cảm thấy dễ chịu. Nếu bạn muốn uống nhiều hơn, hãy uống trước hoặc sau bữa ăn từ 30 đến 60 phút.

            - Hãy tạo ra những bữa ăn vui vẻ, đầm ấm nhất có thể được. Việc bày biện thức ăn hoặc mâm cơm một cách hấp dẫn cũng có thể giúp bạn ăn ngon miệng hơn.

            - Nếu bác sĩ của bạn cho phép, hãy uống một ly rượu nhỏ hoặc một cốc bia trong bữa ăn. Việc này có thể giúp kích thích cảm giác ăn ngon miệng của bạn.

            - Tập luyện đều đặn có thể giúp tăng cảm giác thèm ăn của bạn.

Những thức ăn có sẵn  để cải thiện nguồn dinh dưỡng

         Nếu bạn không thể có đủ lượng calo và chất đạm vì chế độ ăn kiêng của bạn, những món ăn có sẵn thay thế như các loại đồ uống, "sữa trứng" và cháo bún hoặc mỳ ăn liền, hoặc những loại thức ăn đã nghiền thành bột có thể hỗ trợ cho bạn. Những sản phẩm khác có thể được thêm vào bất kỳ thức ăn hoặc đồ uống nào. Những thức ăn bổ sung này thường có lượng đạm và calo cao và được tăng thêm các loại vitamin và chất khoáng. Những loại này được chế biến thành dạng lỏng, bánh và những dạng bột. Hầu hết những bữa ăn thay thế này chứa ít hoặc không có đường sữa. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải kiểm tra nhãn mác nếu bạn dễ bị dị ứng với đường sữa. Bác sĩ của bạn hoặc một chuyên gia dinh dưỡng có thể cho bạn biết những sản phẩm nào là tốt nhất cho bạn và những loại nào có sẵn ở nơi bạn sinh sống.

         Hầu hết những sản phẩm này không cần giữ lạnh cho đến khi bạn mở ra để dùng. Điều này có nghĩa là bạn có thể mang theo và sử dụng bất cứ lúc nào bạn cảm thấy đói hoặc khát. Những sản phẩm này còn được dùng giữa các bữa ăn chính hoặc cho bữa ăn phụ trước khi đi ngủ. Bạn có thể mang theo một hộp khi bạn vào viện điều trị hoặc khi bạn phải ngồi chờ đợi lâu.

         Nhiều siêu thị có hàng loạt các thức ăn có sẵn thay thế bữa ăn nhẹ. Nếu bạn không tìm được những sản phẩm này trên giá hàng, hãy hỏi người quản lý cửa hàng để nhận được sự chỉ dẫn.

Giảm cân

         Nhiều bệnh nhân ung thư bị giảm cân trong suốt quá trình điều trị. Việc này phần nào cũng phụ thuộc vào những ảnh hưởng của bệnh ung thư trong cơ thể bạn. Hơn nữa, nếu bạn bị mất cảm giác ngon miệng và ăn uống kém hơn bình thường vì việc điều trị của bạn hoặc do những lo lắng xúc động, bạn cũng có thể bị giảm cân. Dưới đây là ba công thức đơn giản cho bạn biết cách làm thế nào để tăng lượng calo và chất đạm của những thức ăn quen thuộc.

            - Tăng thêm lượng sữa.

            - Sữa đánh trứng cao đạm.

            - Bánh bơ, đậu phộng.

Sữa khô ăn liền như một chất đạm bột

         Để tăng thêm chất đạm trong thức ăn, hãy thêm vào một chút sữa khô ăn liền không béo vào món trứng, canh thịt, ngũ cốc, nước sốt và nước thịt.

Tăng cân

         Một số bệnh nhân thấy rằng trọng lượng của họ không giảm trong suốt quá trình điều trị. Thậm chí, họ có thể còn tăng cân. Điều này đặc biệt xảy ra ở các bệnh nhân ung thư vú, tuyến tiền liệt và buồng trứng đang uống một số loại thuốc nhất định hoặc đang dùng liệu pháp hormon hoặc hoá trị liệu.

         Điều quan trọng là không cần phải ăn kiêng ngay lập tức nếu bạn nhận thấy mình đang tăng cân. Thay vào đó, hãy nói với bác sĩ của bạn để bạn có thể tìm xem nguyên nhân nào có thể gây ra sự thay đổi này. Đôi khi, tăng cân xảy ra vì một số thuốc chống ung thư gây giữ nước. Tình trạng này được gọi là chứng phù. Cân nặng tăng thêm do giữ nước. Nếu bạn xảy ra điều này, bác sĩ của bạn có thể đề nghị bạn nói chuyện với một nhà tư vấn để đưa ra chế độ hạn chế lượng muối trong thức ăn. Điều này quan trọng bởi vì muối làm cho cơ thể bạn giữ nước nhiều hơn. Bác sĩ của bạn có thể kê đơn thuốc lợi tiểu cho bạn. Đây là một loại thuốc làm cho cơ thể bạn loại bỏ được lượng nước dư thừa này.

            Hơn một nửa số bệnh nhân ung thư vú có thể tăng cân thực sự hơn là giảm cân trong suốt quá trình điều trị. Vì lý do này, lời khuyên cho chế độ ăn uống của những bệnh nhân ung thư vú thường được nhấn mạnh ở lượng chất béo thấp, giảm đồ ăn nhiều calo, tương tự như những đồ ăn được cung cấp cho những bệnh nhân sau điều trị ung thư kết thúc.

         Tăng cân có thể còn là kết quả của sự tăng ngon miệng và việc ăn thêm quá nhiều đồ ăn và calo. Nếu đây là trường hợp của bạn và bạn muốn dừng việc tăng cân, một số lời khuyên dưới đây có thể giúp cho bạn. Hãy nói với chuyên gia dinh dưỡng để nhận được sự hướng dẫn thêm:

            - Tập trung vào những loại rau, quả, bánh mỳ và các loại ngũ cốc.

            - Chọn những loại thịt nạc (thịt bò nạc hoặc thịt lợn đã lọc bỏ mỡ, thịt gà bỏ da) và những sản phẩm bơ sữa ít béo (sữa hớt váng hoặc 1% sữa, sữa chua nhẹ).

            - Cắt giảm việc thêm bơ, xốt maydonne, đường và những chất phụ gia khác.

            - Chọn những phương pháp nấu ăn ít chất béo và calo (nướng, hấp).

            - Tránh việc ăn uống các loại bánh giàu năng lượng giữa các bữa ăn.

            - Nếu bạn cảm thấy mình có thể tăng cân, hãy tăng thời gian luyện tập khi bạn có thể tập được.

Đau miệng hoặc cổ họng

         Miệng đau, lợi yếu, và đau họng hoặc thực quản thường là kết quả của điều trị tia xạ, hoá chất hoặc do bệnh nhiễm khuẩn. Nếu bạn bị đau miệng hoặc lợi, hãy đi khám bác sĩ để chắc chắn sự đau này là một tác dụng phụ của điều trị và không liên quan đến vấn đề răng lợi. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc cho bạn, thuốc này sẽ kiểm soát được sự đau miệng và họng. Bác sĩ nha khoa còn có thể cho bạn những lời khuyên để chăm sóc răng miệng. Những loại thức ăn nhất định sẽ làm sưng tấy vòm miệng đã bị đau đớn và làm cho việc nhai và nuốt gặp khó khăn. Bằng việc lựa chọn cẩn thận những loại thức ăn mà bạn dùng và bằng việc chăm sóc tốt răng miệng và lợi, bạn có thể thường xuyên ăn uống được dễ dàng hơn. Dưới đây là một số gợi ý cho bạn:

- Cố gắng sử dụng những loại thức ăn mềm, dễ nhai và nuốt, ví dụ:

         + Sữa đánh trứng.

         + Chuối, nước táo, và các loại nước quả khác.

         + Quả đào, lê và rượu mơ.

         + Nước dưa ép.

         + Bánh mỳ phomat, sữa chua.

         + Cháo khoai tây, các loại mỳ sợi.

         + Mỳ ống và pho mat.

         + Bánh trứng sữa, thạch.

         + Trứng chưng.

         + Cháo bột hoặc các loại ngũ cốc đã chế biến khác.

         + Các loại rau nghiền hoặc nấu nhừ, ví dụ các loại đậu hạt và cà rốt.

         + Thịt xay.

         Dưới đây là một số công thức làm món ăn trộn dễ ăn đối với những người bị đau miệng: quả và kem.

- Tránh những loại thức ăn hoặc chất lỏng có thể làm sưng tấy miệng bạn. Bao gồm:   

         + Các loại cam, nước nho, dưa, hoặc các loại quả và nước thuộc giống cam quít khác.

         + Nước sốt hoặc nước ép cà chua.

         + Các loại thức ăn mặn hoặc có gia vị.

         + Các loại rau sống, bánh mỳ nướng, bánh quy giòn, hoặc những loại thức ăn ráp, nhám hoặc khô.

         + Nước súc miệng quảng cáo có chứa cồn.

- Hãy nấu thức ăn chín mềm, không dai.

- Hãy chia thức ăn làm nhiều phần nhỏ.

- Hãy sử dụng máy trộn hoặc máy chế biến thức ăn để nghiền thức ăn.

- Trộn thức ăn với bơ, dầu thực vật, nước thịt loãng, hoặc nước xốt để làm cho thức ăn dễ nuốt hơn.

- Sử dụng ống nhỏ để uống nước.

- Sử dụng loại thìa nhỏ, ví dụ như thìa dùng cho trẻ em.

- Dùng thức ăn lạnh hoặc trong phòng lạnh. Thức ăn nóng có thể kích thích miệng và họng đang đau của bạn.

- Cố gắng uống nước canh ấm hoặc nước luộc thịt có muối; việc này có thể làm dịu cổ họng đang đau của bạn.

- Cố gắng ngậm những cục nước đá nhỏ.

- Nếu thấy khó nuốt, hãy ngửa đầu ra đằng sau hoặc di chuyển đầu về phía trước, việc này có thể giúp bạn dễ nuốt hơn.

- Nếu răng và lợi của bạn bị đau nhức, bác sĩ nha khoa có thể giới thiệu cho bạn những sản phẩm đặc biệt để làm sạch răng.

- Súc miệng thường xuyên bằng nước để loại bỏ thức ăn và vi khuẩn và thúc đẩy việc làm lành vết thương.

- Hãy hỏi bác sĩ của bạn về những loại thuốc viên và thuốc xịt gây tê có thể làm cho miệng và họng tê đủ để bạn ăn xong bữa.

Khô miệng

         Điều trị hoá chất và tia xạ vào vùng đầu hoặc cổ có thể làm giảm lượng nước bọt và gây ra khô miệng. Khi việc này xảy ra, khó nhai và nuốt thức ăn hơn. Khô miệng còn có thể làm thay đổi mùi vị của thức ăn. Một số ý kiến có thể giúp bạn. Những gợi ý dưới đây còn có thể giúp bạn giải quyết được chứng khô miệng.

            - Cứ vài phút nhấp một ngụm nước nhỏ để giúp bạn nuốt và nói được dễ dàng hơn. Mang theo một chai nước nhỏ bên mình sẽ giúp cho bạn luôn luôn cảm thấy thuận tiện khi sử dụng.

            - Thử những loại đồ ăn rất ngọt hoặc bánh nhân hoa quả và đồ uống, ví dụ như nước chanh; những loại thức ăn này có thể giúp miệng bạn tiết ra nhiều nước bọt hơn (không nên thử nếu bạn bị đau miệng hoặc cổ họng và kẹo hoặc những đồ ăn nhân mứt này làm cho tình hình tồi tệ hơn).

            - Ngậm kẹo cứng hoặc mút kem que hoặc nhai kẹo cao su. Những việc này có thể giúp tiết ra nhiều nước bọt hơn.

            - ăn những loại thức ăn mềm và xay nhuyễn, như vậy có thể làm cho bạn dễ nuốt hơn

            - Giữ ẩm cho đôi môi bằng sáp môi

            - Làm mềm thức ăn bằng nước xốt, nước thịt và những món salad trộn để làm dễ nuốt hơn.

            - Nếu vấn đề khô miệng của bạn gay gắt, hãy nói với bác sĩ của bạn hoặc bác sĩ nha khoa về những sản phẩm có thể che chở, bảo vệ và làm ẩm cho miệng và cổ họng của bạn. Những sản phẩm này đôi khi được gọi là "nước bọt nhân tạo".

Những vấn đề răng và lợi

         Ung thư và điều trị ung thư có thể gây ra sâu răng và những vấn đề khác cho răng và lợi của bạn. Ví dụ, tia xạ vào vùng miệng có thể ảnh hưởng đến những tuyến nước bọt của bạn, làm cho miệng bạn khô và tăng nguy cơ sâu răng. Những thay đổi trong thói quen ăn uống cũng có thể làm gia tăng các tác hại. Cần đi khám nha khoa để giải quyết mọi vấn đề về răng của bạn trước khi bắt đầu điều trị. Nếu bạn thường xuyên hoặc ăn nhiều kẹo, bạn cần đánh răng thường xuyên hơn. Việc đánh răng sau mỗi bữa ăn chính hoặc phụ là một lựa chọn tốt. Dưới đây là một số ý kiến để ngăn ngừa những vấn đề răng miệng:

            - Hãy cho bác sĩ của bạn biết về bất cứ vấn đề răng miệng nào mà bạn mắc phải.

            - Hãy thường xuyên đi kiểm tra răng miệng. Các bệnh nhân đang điều trị mà bị ảnh hưởng đến vòm miệng, ví dụ như xạ trị vào đầu và cổ có thể cần phải đi kiểm tra răng miệng thường xuyên hơn ở phòng khám nha khoa.

            - Sử dụng bàn chải răng loại mềm. Hãy hỏi bác sĩ, y tá của bạn hoặc bác sĩ nha khoa để được chỉ dẫn loại bàn chải và/hoặc kem đánh răng đặc biệt nếu lợi của bạn rất nhậy cảm.

            - Súc miệng bằng nước ấm khi miệng và lợi bị đau

            - Nếu bạn ăn những loại thức ăn nhiều đường hoặc những thức ăn dễ dính vào răng, hãy đánh răng hoặc súc miệng ngay sau đó, như thế đường không thể gây hại cho răng của bạn, hoặc sử dụng những loại thực phẩm không đường. Sorbitol là một chất thay thế đường có trong nhiều loại thức ăn, có thể gây ra ỉa chảy cho nhiều người. Nếu bạn bị ỉa chảy, hãy kiểm tra lại nhãn của những loại thức ăn không đường trước khi mua và hạn chế sử dụng những loại này.

Khi cảm giác mùi vị thức ăn bị thay đổi

         Cảm giác cảm nhận mùi vị thức ăn của bạn có thể thay đổi trong khi bạn ốm hoặc điều trị. Thức ăn, đặc biệt là thịt hoặc những loại thức ăn có lượng đạm cao khác có thể khởi đầu bằng vị đắng hoặc tanh. Nhiều loại thức ăn sẽ kém mùi vị hơn. Hoá trị, xạ trị, hoặc chính bệnh ung thư có thể gây ra những vấn đề này. Những vấn đề về răng miệng còn có thể làm thay đổi cách cảm nhận mùi vị thức ăn của bạn. Đối với hầu hết mọi người, những thay đổi về mùi vị sẽ hết đi khi điều trị bệnh kết thúc.

         Không có cách cụ thể nào để ngăn chặn những thay đổi cảm giác mùi vị của bạn bởi vì mỗi người bị bệnh tật và quá trình điều trịảnh hưởng một cách khác nhau. Tuy nhiên, những lời khuyên dưới đây sẽ giúp bạn khi gặp phải những vấn đề này (nếu bạn còn bị đau miệng, lợi hoặc cổ họng, hãy nói với bác sĩ, y tá của bạn hoặc một chuyên gia dinh dưỡng. Họ có thể gợi ý cho bạn nhiều cách để giúp bạn tránh làm đau những vùng nhạy cảm này).

            - Chọn lựa và chuẩn bị đồ ăn thật hấp dẫn và có mùi vị thơm ngon.

            - Nếu loại thịt đỏ như thịt bò có mùi vị lạ, hãy thử ăn loại thịt gà, trứng, những sản phẩm từ bơ sữa, hoặc cá ít mùi vị để thay thế.

            - Làm cho thịt, thịt gà, hoặc cá có mùi vị thơm ngon hơn bằng cách ướp với nước trái cây, rượu thơm, hoặc nước sốt chua ngọt.

            - Cố gắng sử dụng từng lượng nhỏ các loại gia vị có mùi vị thơm ngon như rau húng quế, lá hương thảo.

            - Thử ăn các loại bánh nhân mứt hoa quả như cam hoặc chanh, những đồ ăn này có thể có thêm mùi vị. Một chiếc bánh nhân mứt chanh có mùi vị mạnh và còn cung cấp lượng protein và calo cần thiết (nếu bạn bị đau miệng hoặc đau họng, thì những loại bánh nhân mứt hoặc giống cam quít có thể gây ra chứng đau nhức hoặc khó chịu).

            - Nếu mùi thức ăn gây cho bạn khó chịu, hãy cố gắng ăn từng ít một trong phòng lạnh, bật quạt bếp lên, đậy thức ăn lại khi đun nấu, và nấu ăn ngoài trời trong điều kiện thời tiết tốt.

            - Cố gắng sử dụng thịt, thịt giăm bông hoặc hành để thêm hương vị vào các món rau.

            - Đến gặp bác sĩ nha khoa để khám bệnh và loại trừ những vấn đề về răng miệng có thể làm ảnh hưởng đến mùi vị của thức ăn.

            - Hãy hỏi bác sĩ nha khoa, hoặc bác sĩ của bạn về loại thuốc sát trùng để súc miệng và chăm sóc tốt răng miệng.

Buồn nôn

         Buồn nôn, có hoặc không kèm theo nôn là một tác dụng phụ thông thường của phẫu thuật, hoá trị, điều trị tia xạ, và điều trị bằng kháng thể đơn dòng. Tự bệnh tật hoặc những tình trạng không liên quan khác đến bệnh ung thư hoặc việc điều trị của bạn, cũng có thể gây ra sự buồn nôn. Một số người bị buồn nôn và nôn ngay sau điều trị, những người khác thì không có những dấu hiệu này sau điều trị 2 hoặc 3 ngày. Nhiều người không bao giờ bị triệu chứng buồn nôn. Đối với những người này, buồn nôn thường hết ngay khi quá trình điều trị kết thúc. Hơn nữa, hiện nay có những loại thuốc có thể kiểm soát có hiệu quả những tác dụng phụ này. Những loại thuốc này được gọi là thuốc chống nôn, thường được dùng vào lúc bắt đầu một đợt điều trị hoá chất để ngăn ngừa sự buồn nôn.

         Với bất cứ nguyên nhân nào, buồn nôn có thể ngăn cản việc bạn ăn đủ lượng thức ăn và những dưỡng chất cần thiết. Dưới đây là một số gợi ý có thể giúp bạn được:

            - Hãy hỏi bác sĩ của bạn về những loại thuốc chống nôn có thể giúp bạn kiểm soát sự buồn nôn và nôn.

            - Hãy dùng những loại thức ăn dễ tiêu hoá trong dạ dày của bạn, ví dụ:

                        + Bánh mỳ nướng, bánh quy, và bánh quy mặn.

                        + Sữa chua.   

                        + Nước giải khát có ga.

                        + Bánh ngọt xốp.

                        + Bột lúa mỳ, gạo hoặc bột yến mạch.

                        + Khoai tây luộc, cơm hoặc mỳ nấu.

                        + Đào đóng hộp hoặc các loại rau và quả mềm, nhạt.

                        + Các loại nước sạch.

                        + Kem que.

                        + Những đồ uống có cacbonat.

            - Tránh những thức ăn như:

                        + Có nhiều mỡ, chất béo, hoặc chiên rán.

                        + Rất ngọt như kẹo, bánh quy hoặc bánh ngọt.

                        + Có gia vị hoặc nóng.

                        + Có mùi mạnh.

            - Ăn từng ít một, thường xuyên và từ từ. Ăn trước khi bạn thấy đói, bởi vì tình trạng đói có thể làm cho những cảm giác buồn nôn mạnh hơn.

            - Nếu sự buồn nôn làm cho một số thức ăn không còn hấp dẫn, hãy ăn thêm những thức ăn mà bạn thấy dễ ăn hơn.

            - Tránh ăn uống trong phòng ngột ngạt, quá ấm hoặc có những mùi thơm khi nấu nướng có thể không thích hợp với bạn.

            - Uống ít hơn trong bữa ăn. Việc uống nhiều nước có thể gây ra đầy bụng, cảm giác chướng bụng.

            - Uống chậm hoặc nhấm nháp đồ uống trong cả ngày. Uống bằng ống nhỏ.

            - Nên ăn và uống trong phòng điều hoà hoặc phòng mát, thức ăn nóng có thể làm tăng thêm sự buồn nôn.

            - Đừng cố ăn những thức ăn ưa thích khi bạn cảm thấy buồn nôn. Điều này có thể làm cho bạn không thấy thích những thức ăn này nữa.

            - Nghỉ ngơi sau khi ăn, bởi vì sự hoạt động có thể làm cho khả năng tiêu hoá chậm đi. Tốt nhất là ngồi nghỉ ngơi khoảng 1 giờ sau khi ăn.

            - Nếu buồn nôn hay xảy ra trong buổi sáng, hãy cố gắng ăn bánh mỳ khô hoặc bánh quy giòn trước khi ngủ dậy.

            - Mặc quần áo rộng.

            - Nếu triệu chứng buồn nôn xuất hiện trong suốt quá trình điều trị hoá chất hoặc tia xạ, hãy tránh ăn uống trước khi điều trị một đến hai giờ.

            - Cố gắng theo dõi khi triệu chứng buồn nôn của bạn xuất hiện và tìm nguyên nhân gây ra buồn nôn (thức ăn, sự việc, môi trường xung quanh). Nếu thuận tiện và có lợi, hãy thay đổi thực đơn hàng ngày hoặc thay đổi danh sách các món ăn.

Nôn

         Nôn có thể theo sau sự buồn nôn và có thể do việc điều trị gây ra, do mùi của thức ăn, khí hơi trong dạ dày hoặc ruột, hoặc bị đi ngoài. ở một số người, môi trường xung quanh, ví dụ như môi trường bệnh viện có thể làm cho bạn bị nôn. Cũng như triệu chứng buồn nôn, một số người bị nôn ngay sau khi điều trị, trong khi những người khác không có triệu chứng này đến tận một hoặc nhiều ngày sau điều trị.

         Nếu triệu chứng nôn dữ dội hoặc kéo dài nhiều hơn một hoặc hai ngày, hãy liên hệ với bác sĩ. Họ có thể cho bạn một loại thuốc chống nôn để kiểm soát triệu chứng buồn nôn và nôn.

         Thông thường, nếu bạn có thể kiểm soát được triệu chứng buồn nôn thì bạn có thể ngăn chặn được hiện tượng nôn. Mặc dù vậy, có những lúc bạn có thể không ngăn chặn được cả hai triệu chứng này. Những bài tập thư giãn hoặc thuốc có thể giúp cho bạn. Những bài tập này bao gồm hít thở sâu nhịp nhàng và tập trung yên tĩnh, và có thể thực hiện ở hầu như mọi lúc, mọi nơi. Nếu hiện tượng nôn xuất hiện, hãy thử những gợi ý sau đây để giúp bạn ngăn ngừa những tình huống xấu hơn:

            - Không ăn hoặc uống bất cứ thứ gì đến tận khi bạn kiểm soát được triệu chứng nôn.

            - Mỗi khi kiểm soát được triệu chứng nôn, hãy cố gắng uống ít một nước lọc hoặc nước canh thịt. Đầu tiên cứ 10 phút uống một thìa đầy, dần dần tăng lên 20 phút một thìa đầy. Cuối cùng, cố gắng cứ 30 phút thì uống hai thìa đầy.

            - Khi bạn có thể "nén lại" lượng chất lỏng, hãy thử ăn một bữa hoàn toàn chất lỏng hoặc thức ăn mềm. Tiếp tục ăn từng lượng nhỏ, thường xuyên như vậy bạn có thể giữ được lượng thức ăn này trong dạ dày. Nếu bạn cảm thấy ổn, thì tiến dần đến bữa ăn bình thường của bạn. Nếu có lần bạn bị khó tiêu hoá sữa, bạn có thể thử ăn một bữa thức ăn mềm thay thế bữa ăn lỏng, bởi vì chế độ ăn chất lỏng bao gồm nhiều các sản phẩm sữa. Hãy hỏi chuyên gia dinh dưỡng những thông tin về chế độ ăn mềm.

Bệnh tiêu chảy

         Bệnh tiêu chảy có thể do một vài nguyên nhân, bao gồm hoá chất, điều trị tia xạ vào vùng bụng, nhiễm khuẩn, sự nhậy cảm với thức ăn và sự rối loạn tiêu hoá. Hãy hỏi bác sĩ của bạn để tìm ra nguyên nhân bệnh tiêu chảy của bạn, như vậy bệnh có thể được điều trị thành công.

         Trong khi bị tiêu chảy, thức ăn chuyển nhanh qua ruột trước khi cơ thể bạn có thể hấp thu được đủ lượng vitamin, chất khoáng và nước. Tình trạng này có thể gây sự mất nước, có nghĩa là cơ thể bạn không có đủ nước để hoạt động tốt. Đi ngoài kéo dài hoặc liên tục có thể gây ra những vấn đề phức tạp, hãy xin ý kiến bác sĩ của bạn nếu bạn bị đi ngoài liên tục hoặc kéo dài hơn hai ba lần trong ngày. Dưới đây là một số lời khuyên để bạn đối phó với bệnh tiêu chảy:

            - Hãy uống nhiều loại nước để bổ sung những chất bị mất khi bị tiêu chảy.

            - Hãy ăn làm nhiều bữa nhỏ trong ngày thay thế cho ba bữa chính.

            - Ăn nhiều loại thức ăn và đồ uống có chứa natri và kali, hai khoáng chất quan trọng này giúp cơ thể bạn hoạt động tốt. Những khoáng chất này thường bị mất trong khi bị tiêu chảy. Những loại nước có lượng natri cao bao gồm nước canh thịt hoặc nước luộc thịt nạc. Những loại thức ăn có hàm lượng kali cao không gây ra ỉa chảy bao gồm chuối, đào và rượu mơ, và khoai tây luộc hoặc nghiền nhừ.

            - Bạn hãy thử dùng những loại thức ăn sau đây:

                        + Sữa chua, pho mát làm từ sữa.

                        + Cơm, mỳ hoặc khoai tây.

                        Trứng (được nấu đến khi lòng trắng đặc lại, không được rán).

            - Tránh:

                        + Những thức ăn mỡ, hoặc những món chiên rán nếu làm cho bệnh tiêu chảy nặng hơn.

                        + Các loại rau sống và da động vật, các món hạt, và những loại quả không gọt vỏ có thớ dai.

                        + Những loại rau có cấu trúc sợi cao, ví dụ như cây bông cải xanh, ngô, đậu khô, cải bắp, đậu hà lan và súp lơ.

            - Tránh thức ăn hoặc đồ uống quá nóng hoặc quá lạnh. Uống những loại nước được để trong phòng mát.

            - Hạn chế những thức ăn và đồ uống có chứa caffein, như cà phê, một số loại sôda và socola.

            - Nếu bạn bị tiêu chảy đột ngột hoặc trong thời gian ngắn, hãy cố gắng không ăn uống gì trừ nước sạch trong vòng 12 đến 14 giờ. Việc này cho phép ruột được nghỉ ngơi và thay thế những chất dịch quan trọng bị mất trong lúc bị tiêu chảy. Hãy nói với bác sĩ của bạn về vấn đề này.

            - Hãy thận trọng khi sử dụng sữa và các sản phẩm làm từ sữa. Chất đường sữa có thể làm cho bệnh tiêu chảy xấu đi. Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều có thể sử dụng những lượng nhỏ (khoảng 1 đến 1/2 thìa) sữa hoặc các sản phẩm từ sữa.

Những thức ăn dành cho người có nhu cầu đặc biệt

         Khi bạn có nhu cầu đặc biệt do bệnh ung thư hoặc việc điều trị bệnh ung thư, bác sĩ hoặc nhà tư vấn có thể hướng dẫn cho bạn một chế độ ăn uống đặc biệt. Ví dụ, một chế độ ăn mềm có thể là tốt nhất nếu miệng, cổ họng, thực quản, hoặc dạ dày của bạn bị đau. Hoặc, nếu việc điều trị làm cho bạn khó có thể tiêu hoá những sản phẩm từ bơ sữa, bạn có thể phải tuân theo một chế độ ăn ít đường sữa. Những chế độ ăn uống đặc biệt khác bao gồm một chế độ hoàn toàn chất lỏng, chế độ ăn chứa chất lỏng, và một chế độ ăn giới hạn chất xơ.

         Một số chế độ ăn uống đặc biệt được cân bằng tốt và có thể được áp dụng trong một thời gian dài. Tuy nhiên, những chế độ khác có thể được áp dụng chỉ trong một vài ngày bởi vì những chế độ này không cung cấp đủ những chất dinh dưỡng lâu dài. Nếu bạn cho rằng mình cần một chế độ ăn đặc biệt, hãy nói với bác sĩ của bạn và nhà tư vấn dinh dưỡng. Cùng với họ, bạn có thể thực hiện một kế hoạch ăn uống. Bạn còn có thể hỏi bác sĩ nếu bạn đang có chế độ ăn uống đặc biệt vì một số bệnh như bệnh đái đường, bệnh thận hoặc bệnh tim mạch.

Không dung nạp được đường lactose

         Không dung nạp được đường lactose có nghĩa là cơ thể bạn không thể tiêu hoá hoặc hấp thu được đường lấy trong sữa được gọi là lactose. Sữa, những sản phẩm bơ sữa nguồn gốc sữa khác (ví dụ như pho mát và kem), và những loại đồ ăn được thêm sữa (ví dụ như bánh có sữa) có thể chứa lactose.

         Không dung nạp được đường lactose có thể xuất hiện sau điều trị với một số loại thuốc kháng sinh, với xạ trị vào dạ dày hoặc với bất cứ điều trị nào ảnh hưởng đến bộ máy tiêu hoá. Phần ruột tiêu hoá đường lactose của bạn không thể hoạt động thích hợp trong suốt quá trình điều trị. Đối với một số người, những triệu chứng của tính không dung nạp được đường lactose (chướng hơi, chứng chuột rút, bị tiêu chảy) mất đi một vài tuần hoặc vài tháng sau khi điều trị kết thúc hoặc khi ruột lành lại. Đối với những người khác, sự thay đổi thường xuyên trong thói quen ăn uống có thể là cần thiết.

         Nếu bạn có triệu chứng này, bác sĩ của bạn có thể khuyên bạn theo một chế độ ăn có chứa lượng đường lactose thấp trong thức ăn. Hãy nói với bác sĩ dinh dưỡng để nhận được sự chỉ dẫn và những lời khuyên cụ thể để có được một chế độ ăn uống ít đường lactose. Những siêu thị có thể có sữa và những sản phẩm khác đã được thay đổi để làm giảm hoặc loại trừ chất đương lactose. Bạn còn có thể tự mình làm được những loại thức ăn có lượng đường lactose thấp hoặc không có.

Chứng táo bón

         Một số loại thuốc chống ung thư và những loại thuốc khác, như những loại thuốc giảm đau, có thể gây nên chứng táo bón. Vấn đề này còn có thể xuất hiện nếu chế độ ăn uống của bạn không có đủ chất lỏng hoặc chất xơ, hoặc nếu như bạn phải nằm trên giường trong một thời gian dài. Dưới đây là một số gợi ý để phòng và chữa chứng táo bón:

            - Hãy uống nhiều loại nước, ít nhất 8 cốc mỗi ngày, nghĩa là hãy cố gắng uống ở mức ít nhất là 1/2 trọng lượng cơ thể bạn. Việc này sẽ giúp giữ cho phân của bạn mềm.

            - Hãy uống nước ấm khoảng nửa giờ trước giờ đi đại tiện thường ngày của bạn.

            - Cùng với bác sĩ kiểm tra xem liệu bạn có thể tăng lượng chất xơ trong khẩu phần ăn của bạn không (có những loại bệnh ung thư nhất định đối với chế độ ăn giàu chất xơ là không phù hợp). Nếu có thể, bạn hãy thử những loại thức ăn như các loại bánh mỳ ngũ cốc nguyên chất và thức ăn làm từ ngũ cốc, trái cây sấy khô, lúa mỳ xay; trái cây và rau tươi, hạt đậu và đậu hà lan sấy khô. Hãy ăn khoai tây cả vỏ. Hãy đảm bảo rằng bạn uống nhiều loại nước để giúp chất xơ  hoạt động tốt.

            - Hãy tập một số bài thể dục mỗi ngày. Hãy hỏi bác sĩ của bạn hoặc nhà vật lý trị liệu về loại và lượng bài tập thích hợp với bạn.

         Nếu những lời gợi ý trên không có tác dụng, hãy hỏi bác sĩ của bạn về loại thuốc để làm dịu triệu chứng táo bón. Đừng quên hỏi bác sĩ của bạn trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nhuận tràng hoặc chất làm mềm phân.

Sự mệt mỏi và chán nản

         Tất cả các phương pháp điều trị ung thư đều có tác động mạnh. Việc điều trị có thể diễn ra vài tuần hoặc vài tháng. Việc này thậm chí có thể làm cho bạn đau ốm hoặc lo lắng hơn bệnh ban đầu. Nhiều bệnh nhân nói rằng họ cảm thấy kiệt sức và buồn chán, và không thể làm được việc gì. Mệt mỏi trong suốt quá trình điều trị có thể liên quan đến một số nguyên nhân: không ăn uống gì được, tình trạng kém hoạt động, lượng máu thấp, sự buồn chán, thiếu ngủ, và những tác dụng phụ của thuốc. Điều quan trọng đối với bạn là được cung cấp đầy đủ thông tin từ đội ngũ bác sĩ chăm sóc sức khoẻ cho bạn nếu bạn thấy đang mệt mỏi. Đồng thời, bạn có thể xác định xem nguyên nhân của vấn đề là gì, vì vậy nhiều nguyên nhân có thể được xử lý.

         Sự mệt mỏi và chán nản không phải là vấn đề khó khăn trong ăn uống và do chính chúng gây ra, chúng có thể ảnh hưởng đến sự thèm ăn của bạn và khả năng đi chợ và chuẩn bị những bữa ăn có lợi cho sức khoẻ của bạn. Dưới đây là một số gợi ý có thể giúp bạn:

            - Hãy nói ra những cảm giác và nỗi lo lắng của bạn. Việc cởi mở tâm tư của bạn có thể làm cho những cảm giác này dường như có thể dễ dàng điều khiển hơn. Hãy nghĩ đến việc trò chuyện với y tá của bạn hoặc một nhà tư vấn, họ có thể giúp bạn tìm được những cách để làm giảm bớt nỗi lo lắng và sợ hãi của bạn.

            - Hãy trở nên quen dần với việc điều trị của bạn, với những tác dụng phụ có thể có, và những cách để đối phó chúng. Việc am hiểu và hành động trong mức độ hiểu biết đó sẽ giúp bạn cảm thấy dễ điều khiển mình hơn. Đừng ngại khi nói chuyện và đặt câu hỏi với bác sĩ của bạn.

            - Đảm bảo bạn nghỉ ngơi đủ:

                        + Duy trì những giấc ngủ ngắn hoặc những lần nghỉ ngơi trong suốt cả ngày hơn là một giấc ngủ kéo dài.

                        + Hãy lập ra một kế hoạch hàng ngày của bạn bao gồm cả những đợt nghỉ ngơi.

                        + Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi bằng đọc một quyển sách hay trên một cái ghế thoải mái hoặc xem một bộ phim hay cùng với một người bạn.

            - Hãy cố gắng chuyển đổi những hoạt động thường ngày của bạn một cách nhẹ nhàng và thường xuyên hơn, đừng tự thúc ép mình làm gì quá với khả năng có thể của bạn.

            - Để dành những đồ ăn ưa thích của bạn cho những thời gian bạn không phải điều trị. Bằng cách này, những món ăn này sẽ không gây ra sự khó chịu hoặc buồn chán.

            - Hãy đi bộ từng quãng đường ngắn hoặc tập thể dục thường xuyên, nếu có thể. Một số người thấy những việc này đã làm giảm bớt sự mệt mỏi và nâng cao tinh thần của họ.

Ngăn ngừa chứng bệnh do thức ăn gây ra

         Các bệnh nhân ung thư đang trải qua điều trị có thể hệ miễn dịch của họ bị yếu đi vì hầu hết các loại thuốc chống ung thư làm suy giảm khả năng tạo các tế bào bạch cầu của cơ thể, bạch cầu là các tế bào chống lại sự nhiễm khuẩn. Đó là lý do tại sao các bệnh nhân ung thư cần phải đặc biệt thận trọng để tránh bị nhiễm khuẩn và những bệnh từ thức ăn. Dưới đây là một số lời khuyên để giúp bạn ngăn ngừa những bệnh từ thức ăn:

            - Rửa sạch tất cả các loại trái cây và rau tươi sống. Nếu loại quả nào không thể rửa sạch được thì nên tránh không ăn. Kỳ cọ mạnh lớp vỏ bên ngoài, như là vỏ quả dưa, trước khi bổ dưa.

            - Rửa tay cẩn thận và dụng cụ để chuẩn bị thức ăn (dao, thớt) trước khi và sau khi chuẩn bị thức ăn, đặc biệt là sau khi làm thịt sống.

            - Hãy đun nấu thịt và trứng chín kỹ.

            - Tránh ăn những loại tôm, cua, sò, hến sống và chỉ ăn những loại đã được làm tiệt trùng hoặc những loại nước ép của thịt, rau quả và rượu táo đã qua chế biến, sữa và pho mát tiệt trùng. Tăng thêm các loại vitamin và chất khoáng. Những chất này có giúp bạn được không?

         Nhiều bệnh nhân ung thư muốn biết rằng liệu những loại vitamin, chất khoáng hoặc những chất thay thế thuộc chế độ ăn kiêng khác (như là chất hoá học nguồn gốc thực vật) sẽ giúp cho việc "hồi phục dần" hoặc giúp họ chiến đấu với căn bệnh ung thư không. Chúng ta biết rằng những bệnh nhân ăn uống tốt trong suốt quá trình điều trị ung thư là có khả năng đối phó tốt hơn với bệnh tật và bất cứ tác dụng phụ nào của điều trị. Tuy nhiên, không có bằng chứng khoa học nào chỉ ra rằng những chất thay thế chế độ ăn hoặc những chất thảo mộc có thể chữa khỏi bệnh ung thư hoặc ngăn bệnh không phát triển trở lại.

         Bạn hãy hỏi ý kiến của bác sĩ, hoặc dược sĩ trước khi bạn dùng bất cứ sản phẩm thay thế vitamin hoặc chất khoáng nào. Việc dùng quá nhiều một số loại vitamin hoặc chất khoáng có thể gây nguy hiểm cũng như quá ít. Những lượng lớn của một số loại vitamin thậm chí cũng có thể ngăn cản quá trình điều trị của bạn do cách tác động của nó. Để tránh những vấn đề này, không nên trữ những sản phẩm này trong nhà bạn. Hãy tuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Những liệu pháp chữa bệnh thay thế là gì?

         Bạn có thể nghe hoặc đọc được về nhiều loại điều trị khác nhau mà mọi người đã thử dùng để chữa bệnh. Một liệu pháp được gọi là bổ sung khi nó được sử dụng thêm vào những điều trị thông thường; việc này thường được gọi là thay thế khi phương pháp này được sử dụng thay cho điều trị thông thường. Một số trung tâm y tế đang tiến hành đánh giá những khía cạnh khoa học của những liệu pháp bổ sung và thay thế, và tiến hành nghiên cứu để kiểm nghiệm những liệu pháp này. Nhiều phương pháp điều trị này vẫn chưa qua nghiên cứu và chúng ta không có bằng chứng nào chứng tỏ những phương pháp điều trị này có tác dụng hoặc an toàn. Những phương pháp điều trị khác đã được nghiên cứu, và chúng ta được biết rằng những phương pháp này không giúp ích gì hoặc chúng còn gây hại. Điều quan trọng là hãy hỏi ý kiến bác sĩ của bạn nếu bạn đang cân nhắc đến việc thử dùng bất cứ phương pháp điều trị nào trong số những phương pháp này, bởi vì một số liệu pháp chữa bệnh có thể gây cản trở đến phương pháp điều trị chuẩn của bạn hoặc có thể có hại khi sử dụng cùng với phương pháp điều trị thông thường. Các bác sĩ có thể nói cho bạn biết về bất cứ nghiên cứu nào đã hoàn thành và liệu phương pháp điều trị này có an toàn hay không hoặc có gây trở ngại cho quá trình điều trị của bạn không. Cách tốt nhất là bạn nên theo một phác đồ điều trị do bác sĩ chỉ định, là người đã sử dụng những phương pháp điều trị hoặc những cách thức đã được công nhận và thử nghiệm. Những người phụ thuộc vào những phương pháp điều trị không theo quy ước ở trên có thể mất đi khoảng thời gian có giá trị và làm giảm những cơ hội kiểm soát bệnh và phục hồi tốt của họ.

Những ghi nhớ đặc biệt đối với người hỗ trợ tại nhà

         Có rất nhiều điều mà bạn có thể làm để giúp bạn bè hoặc người thân của bạn trong suốt một giai đoạn điều trị bệnh ung thư. Dưới đây là một số điều cần nhớ sẽ giúp bạn trong việc chuẩn bị thức ăn cho người bệnh:

            - Hãy chuẩn bị theo sở thích của bệnh nhân để thay đổi từng ngày. Có những ngày bệnh nhân không muốn ăn những món ăn ưa thích bởi vì họ thấy những món này không có mùi vị thơm ngon. Vào những ngày khác, người bệnh có thể ăn một món mà có thể không ăn được vào ngày hôm trước.

            - Trong nhà nên có sẵn những loại đồ ăn để trong phạm vi dễ dàng lấy được. Ví dụ: một hộp bánh để trên bàn cạnh giường ngủ nếu như bệnh nhân cảm thấy không khoẻ trong ngày hôm đó.

            - Chuẩn bị sẵn những xuất ăn nhỏ vì bệnh nhân có thể phải ăn gì đó khi muốn ăn bất cứ lúc nào.

            - Hãy chuẩn bị cho những khi bệnh nhân có thể chỉ muốn ăn một hoặc hai món trong vài ngày, đến tận khi những tác dụng phụ giảm bớt. Ngay cả khi nếu họ không muốn ăn chút gì vẫn cần động viên họ bằng việc uống nhiều loại nước.

            - Hãy nói với người bệnh về những nhu cầu và mối quan tâm của bạn và về những ý tưởng có thể là tốt nhất. Sự sẵn sàng linh hoạt và dễ thông cảm sẽ giúp cho bệnh nhân cảm thấy tự kiểm soát được hoàn cảnh.

            - Hãy cố gắng không thúc ép người bệnh trong việc ăn uống. Hãy động viên và nâng đỡ, không ép buộc họ.

Sau khi điều trị kết thúc

         Hầu hết những tác dụng phụ liên quan với việc ăn uống đều có liên quan đến xạ trị, hoá trị, hoặc những phương pháp điều trị khác đều hết sau khi điều trị ung thư kết thúc. Nếu bạn có những tác dụng phụ, bạn sẽ dần dần bắt đầu cảm thấy đỡ hơn, và hứng thú của bạn về đồ ăn và những bữa ăn sẽ quay trở lại. Tuy vậy, đôi khi những tác dụng phụ vẫn tiếp tục tồn tại, đặc biệt là sự giảm cân. Nếu việc này xảy ra với bạn, hãy nói với bác sĩ của bạn và tiến hành lập một kế hoạch để chú trọng vào vấn đề đó.

         Sau khi điều trị ung thư kết thúc, bạn đang cảm thấy khoẻ lên, bạn có thể muốn nghĩ lại về những chỉ dẫn đối với việc ăn uống có lợi cho sức khoẻ. Cũng như bạn mong muốn đến đợt điều trị mới với tất cả sức lực được dự trữ mà một chế độ ăn có thể đem lại, bạn còn muốn làm được những điều tốt nhất cho mình vào thời điểm quan trọng này. Hiện nay không có nghiên cứu nào chứng minh được là những loại thức ăn bạn dùng sẽ ngăn chặn bệnh ung thư của bạn phát triển trở lại. Nhưng, chúng ta biết rằng việc ăn uống đúng cách sẽ giúp cho bạn lấy lại sức khoẻ, tái sinh mô và giúp bạn cảm thấy khoẻ hơn. Dưới đây là một số quy tắc cơ bản:

            - Tập trung vào việc ăn nhiều loại thức ăn hàng ngày. Không có loại thức ăn nào chứa đủ tất cả các chất dinh dưỡng bạn cần.

            - Chú trọng vào các loại trái cây và rau, rau tươi hoặc nấu chín, trái cây và nước ép trái cây cung cấp các loại vitamin, chất khoáng và chất xơ mà bạn cần.

            - Chú trọng vào các loại bánh mỳ và ngũ cốc, đặc biệt là những loại nguyên hạt như là hạt lúa mỳ nguyên chất, yến mạch, và gạo nứt. Những loại thức ăn này là nguồn tốt của carbohydrate, các loại vitamin, chất khoáng và chất xơ.

            - Cẩn thận với chất béo, muối, đường, rượu và thuốc lá hoặc những loại thức ăn ngâm dấm chua. Hãy chọn những sản phẩm sữa ít béo, và những khẩu phần ăn nhỏ, thịt lợn lạc và thịt gà bỏ da. Hãy dùng những phương pháp nấu ăn ít chất béo như nướng, hấp và kho.

         Một số bệnh nhân cần phải điều trị lâu dài. Những bệnh nhân khác có thể phải phẫu thuật để lấy bỏ một phần dạ dày hoặc ruột của họ. Những bệnh nhân này có thể có những lo lắng liên quan đến việc ăn uống. Nếu đây là tình trạng của bạn, hãy hỏi bác sĩ và nhà chuyên gia dinh dưỡng. Họ có thể cho bạn biết thêm thông tin về những vấn đề lâu dài mà bạn sẽ phải đối phó và có thể giúp bạn lập một kế hoạch ăn kiêng đặc biệt.

Những cách để trở lại trong vấn đề ăn uống

         Dù cho việc điều trị của bạn đã kết thúc và bạn đang cảm thấy khoẻ lên nhiều, bạn vẫn có thể cảm thấy việc ăn uống không trở lại được hoàn toàn như trước kia. Dưới đây là một số cách để giúp bạn dễ dàng trở lại những bữa ăn và giờ ăn bình thường, không gặp khó khăn gì:

            - Hãy chuẩn bị những bữa ăn đơn giản quen thuộc, công thức nấu ăn dễ dàng.

            - Nấu đủ cho hai hoặc ba bữa, sau đó để vào tủ lạnh phần còn lại cho bữa sau.

            - Chuẩn bị sẵn thực phẩm để việc nấu ăn dễ dàng hơn.

            - Hãy nghĩ đến những cách mà bạn đã dùng để tạo ra một bữa ăn đặc biệt và cố gắng thử lại.

            - Đừng ngại khi đề nghị bạn bè hoặc các thành viên trong gia đình giúp đỡ bạn việc nấu ăn và đi chợ.


CREDCA

Giới thiệu chung

1/16/2024 12:34:07 AM
<p><strong>Chuyen cua chau Nguyen Ngoc Khanh</strong></p>
<p>Anh <strong>Đặng Đ&igrave;nh Thiết</strong><br/>(ảnh chụp năm 2006)</p>
<p><strong>Sach da xuat ban</strong></p>
<p><strong>Sach da xuat ban</strong></p>
<p><strong>Sach da xuat ban</strong></p>
<p><strong>Sach da xuat ban</strong></p>
<p><strong>Sach da xuat ban</strong></p>
<p><strong>Sach da xuat ban</strong></p>